Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo

QUY ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ MANG TẢI

Ngày đăng : 31/01/2020 - 9:17 PM

UY ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ MANG TẢI

  1. MỤC ĐÍCH

  • Tất cả các loại cáp và thiết bị mang tải sử dụng trong quá trình nâng hạ phải đảm bảo trong tình trạng an toàn.
  • Đảm bảo cáp và thiết bị mang tải được lựa chọn đúng cho công việc, được bảo dưỡng và kiểm tra đúng theo quy định nhà sản xuất.
  1. PHẠM VI ÁP DỤNG

Tất cả các loại cáp và thiết bị mang tải sử dụng cho công việc nâng hạ trong phạm vi quản lý của công ty Central HSE.

  1. ĐỊNH NGHĨA & THUẬT NGỮ

  • Công ty: công ty Tư Vấn & Đào Tạo Central HSE
  • Central HSE: bao gồm nhà máy và các dự án dưới sự kiểm soát của công ty Central HSE
  • Thiết bị mang tải: bao gồm mani, cáp, bulon, kẹp… nhằm hỗ trợ trong quá trình nâng hạ tải
  1. TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. NỘI DUNG

  1. Quy Đinh Chung

  • Người sử dụng phải tham gia huấn luyện an toàn thiết bị mang tải định kỳ ít nhất mỗi năm 01 lần, Ngoài ra, người vận hành phải hoàn thành bài kiểm tra an toàn thiết bị mang tải trước khi được phép sử dụng;
  • Thiết bị mang tải khi đưa vào sử dụng phải có đầy đủ thông tin như: nhà sản xuất, tải trọng nâng, chiều dài, hệ số an toàn, số serial của cáp (số serial trên cáp phải trùng với số serial trên giấy chứng nhận do nhà sản xuất cung cấp). 
  • Tất cả các thiết bị mang tải (cáp bẹ, cáp thép, cáp xích, mani, móc) trước khi đưa vào sử dụng thì người sử dụng phải có trách nhiệm kiểm lại tình trạng an toàn của thiết bị. Đảm bảo rằng thông số tải làm việc (SWL) được ghi rõ trên thiết bị và tem kiểm tra an toàn còn hiệu lực;
  • Thiết bị mang tải phải được Chuyên viên an toàn kiểm tra định kỳ hằng tháng và dán tem xanh “ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG” khi các tiêu chí kiểm tra đều đạt, ngược lại thì dán tem đỏ “KHÔNG ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG” và loại bỏ;
  • Khi nâng tải phải Luôn đảm bảo góc tạo giữa cáp và mặt ngang của vật nâng lớn hơn 600;
  • Mỗi cách móc tải có thể làm giãm tải trọng của cáp. Vì vậy cần tính đến giãm tải của cáp trong trường hợp này;
  • Khi nâng tải có các cạnh bén, nhọn thì phải có biện pháp bảo vệ thiết bị mang tải không tiếp xúc trực tiếp với các các cạnh nhọn này.
  • Khi nâng tải phải luôn đảm bảo tâm tải và móc palang luôn nằm trên đường thẳng (vuông góc mặt phẳng mà thiết bị nâng được đặt lên);
  • Không sử dụng thiết bị mang tải để thực hiện nâng các vật thể có tải trọng lớn hơn tải trọng nâng (SWL) của thiết bị mang tải;
  • Khi nâng tải phải đảm bảo tốc độ nâng đều. Tránh nâng hoặc hạ đột ngột gây tăng tải trọng lên cáp và gây hỏng cáp
  • Không kéo lê cáp trên sàn nhà, đặt cáp trên sàn nhà, không để vật tư hàng hóa trên cáp, phương tiện chạy lên trên cáp;
  • Khi không sử dụng, các thiết bị mang tải cần được lưu trữ cẩn thận, tránh xa hóa chất. Lưu trữ tại những nơi sạch sẽ, khô ráo và có các biện pháp bảo vệ bị ăn mòn, bị cắt đứt hoặc va đập. Cách xích cần được bôi trơn trước khi lưu trữ
  • Người sử dụng thiết bị mang tải phải quá lớp huấn luyện an toàn về thiết bị mang tải, vượt qua bài sát hạch và được cấp thẻ an toàn vận hành thiết bị nâng.
  • Mang đầy đủ bảo hộ khi sử dụng các thiết bị mang tải (cáp thép, cáp xích, mani…)
  1. Quy Định Sử Dụng Cáp Thép

  1. Cáp thép dùng cho thiết bị nâng
  • Cáp sử dụng cho palang phải có tải trọng lớn hơn tải trong của thiết bị nâng. Không sử dụng cáp buộc hàng làm cáp cho palang:
  • Cáp sử dụng cho thiết bị nâng phải đảm bảo các thông số (vật liệu, số tao cáp bệnh cáp…) theo nhà sản xuất thiết bị nâng đó;
  • Cáp sử dụng trên palang phải đáp ứng các yêu cầu sau:
    • Chống xoắn
    • Chống ăn mòn
    • Chống mài mòn
    • Chịu uốn liên tục mà không bị gãy tao cáp hoặc sợi cáp
  • Khi lắp đặt cáp mới, cần phải chạy không tải một vài giờ, sau đó chạy có tải nhẹ với tốc độ nâng chậm nhằm cáp ổn định cấu trúc;
  • Cáp phải được bảo dưỡng định kỳ bằng dầu bôi trơn không có tính acid hoặc tính kiềm (lưu ý: cần về sinh bề mặt cáp trước khi thực hiện bôi dầu trơn cáp).
  • Đảm bảo đường kính cáp thép phải nhỏ hơn 20 lần đường kính ròng rọc hoặc tang cuốn cáp.
  • Cáp sử dụng cho palang phải có chiều dài đủ và đảm bảo dư ít nhất 03 vòng cuộn trên tang quấn cáp khi móc palang ở vị trị thấp nhất
  • Không sử dụng cáp có đường kính lớn hơn rãnh pulley hoặc rãnh tang quấn cáp. Cáp phải được buộc chắn chắn vào tang quấn cáp.
  • Khi nâng hàng phải đảm bảo cáp luôn được móc thẳng đứng (vuông góc mặt sàn)
  • Khi nâng hàng phải nâng tốc độ chậm và đều, không nâng đột ngột làm gia tăng lực tác động lên cáp
  1. Cáp thép dùng buộc tải
  • Cáp thép có khả năng chống mài mòn rất tốt. Khả năng chống mài mòn của cáp thép phụ thuộc vào cách bố trí các sợi cáp, tao cáp bên trong cáp. Do vậy cáp thép có khả nặng chịu mài mòn tốt hơn cáp vải và được ưu tiên sử dụng trong công việc nâng hạ.
  • Không sử dụng cáp dùng trên palang để làm cáp buộc tải. Cáp đưa vào sử dụng phải được kiểm tra định kỳ hằng tháng. Cáp phải được loại bỏ khi bị mòn, gãy, rỉ sét, xoắn, đứt quá sợi theo quy định (tham khảo Phiếu kiểm tra cáp thép);
  • Phải sử dụng bảo vệ mắt cáp (thimble) khi tạo vòng cáp và thường xuyên kiểm tra tình cáp tại khu vực gần vòng cáp trước khi sử dụng.
  • Trường hợp tạo vòng cáp cho cáp buộc tải thì không sử đụng ốc xiết cáp để tạo vòng;
  • Không sử dụng vòng cáp bện bằng tay vì quá trình sử dụng có thể cáp bị mở bện do tải xoay tròn;
  • Cáp đưa vào sử dụng phải có nhãn nhận dạng với các thông tin như: tải trọng nâng thẳng, tải trọng nâng thắt vòng (chock), tải trọng nâng nghiên 450, tải trọng lớn nhất khi treo tải;
  • Sử dụng vòng cáp có bảo vệ để móc vào palang thay vì quấn cáp trên palang (móc palang sẽ làm hỏng cáp);
  • Không để các cạnh bén làm hư hỏng các vùng gần mắt cáp hoặc làm biến dạng vòng cáp. Luôn sử dụng tấm lót để bảo vệ cáp khi nâng các vật có cạnh bén nhọn;
  • Phải sử dụng vòng cáp có bảo vệ (thimble) hoặc mani để giảm hư hỏng cáp khi móc cáp theo kiểu thắt đầu cáp;
  • Khi sử dụng nhiều cáp móc vào palang phải đảm bảo các cáp được móc qua mani và vòng cáp (thimble) phải móc trực tiếp vào lưng mani;
  • Không để cáp trên sàn nhà, trên bề mặt ẩm ướt, bụi bậm, khu vực có chất ăn mòn, nhiệt hàn hoặc hồ quang điện;
  1. Quy Định Sử Dụng Cáp Vải.

  • Cáp vải nhẹ và mềm nên được sử dụng hầu hết trong các công việc nâng hạ.Tuy nhiên; các vải không chịu được trong môi trường hóa chất, dầu mở, bụi bậm, ăn mòn,nhiệt so với cáp thép, cách xích.
  • Cáp vải rất kém về mặt chống mài mòn và chống cắt. Vì vậy không nên sử dụng các vải trong các điều kiện nói trên và cáp vải chỉ dùng trong mục đich nâng hạ tải. Không sử dụng cho các công việc khác như kéo tải.
  • Cáp vải bao gồm 3 loại chính sau: Polypropylen, Nylon và Polyester. Đặc tính của chúng như sau:
    • Polypropylen rất nhẹ, không thắm nước và độ giãn thấp. Tuy nhiên, tải phá vở rất thấp, thấp hơn nhiều so với nylon và polypropylene. Ngoài ra, polypropylene bị ảnh hưởng tia UV và nhiệt độ. Vì vậy polypropylen không được sử dụng trong môi trường nhiệt độ cao và ngoài trời;
    • Nylon có lực phả vở cao hơn polypropylene và polyester. Tuy nhiên, độ giãn cao, tải phá vỏ bị giãm khi thắm nước hoặc sử dụng trong môi trường acid. Vì vậy không được ưu tiên sử dụng trong nâng hạ;
    • Polyester có lực phả vở thấp hơn nylon. Tuy nhiên, độ giãn thấp hơn nylon, chịu được trong môi trường acid, kiềm (loãng), chịu nhiệt độ, chịu mài mòn và tia UV. Vì vậy ưu tiên sử dụng cáp polyester so với cáp polypropylene và nylon;
  • Chỉ sử dụng cáp đã được dán tem kiểm tra an toàn và còn hiệu lực. Không sử dụng cáp vải khi phát hiện dấu hiệu hư hỏng như sau:
    • Mất nhãn nhận dạng hoặc thông tin bị mờ
    • Bị thắt nút trên bất kỳ phần nào của cáp
    • Bị ăn mòn hóa chất, dấu hiệu bị nhiệt tác động
    • Bị tưa, bị cắt, vết thủng hoặc bị vật nặng đè lên
    • Bị đứt hoặc bị mòn trên đường may của mắt cáp
  • Trước khi sử dụng cáp vải cần phải xem xét đến chiều dài và tải trọng nâng của cáp cho phù hợp với tải được nâng. Trước khi nâng phải đảm bảo các giá trị giãm tải của cáp đã được tính toán và cáp không bị quá sức nâng an toàn (SWL)
  • Không được thắt cáp hoặc làm xoắn cáp. Khi nâng cần giữ tốc độ nâng đều. Sử dụng lót bảo vệ cáp khi nâng các vật có cạnh bén nhọn;
  • Không sử dụng cáp vải gần khu vực hàn, cắt và hoặc khu vực hàn hồ quang điện;
  • Không sử dụng cáp Nylon trong môi trường acid và cáp Polyester trong môi trường kiềm. Không sử dụng trong môi trường quá lạnh (<-40o C) hoặc quá nóng (>+100o C).
  • Không thả hoặc kéo lê cáp trên sàn nhà hoặc qua bề mặt bén nhọn, không đặt thiết bị lên cáp hoặc các phương tiện di chuyển lên trên cáp;
  • Rửa sạch sẽ cáp bị dính bụi, dính hóa chất bằng nước lạnh và phơi thật khô trước khi lưu kho;
  • Cáp cần được lưu trữ trong khu vực khô ráo, mát, không bị ánh nắng chiếu trực tiếp và không lưu trữ trong môi trường có hóa chất.
  1. Quy Định Sử Dụng Cáp Xích.

  • So sánh với cáp thép và cáp vải thì cáp xích sử dụng tốt hơn trong trong môi trường hóa chất, bụi bậm, dầu mở, nhiệt độ và đặc biệt là môi trường có nhiều tia UV. Tuy nhiên, việc phát hiện hư hỏng bên trong cáp xích rất khó. Vì vậy hạn chế xử dụng cáp xích trong công tác nâng hạ, ngoại trừ vật nâng có cạnh bén nhọn, nâng trong môi trường nhiệt độ cao và môi trường có hóa chất ăn mòn;
  • Cáp xích sử dụng trong công tác nâng hạ phải được sản xuất từ vật liệu có GRADE 80 hoặc 100 (Grade vật liệu được ghi trên cáp xích với các số 8, 80, 800 và 10, 100, 100);
  • Tiến hành kiểm tra cáp trước khi sử dụng. Cáp cần được vệ sịnh sạch sẽ trước khi kiểm tra. Việc kiểm tra cần được tiến hành trên từng mắt xích bằng phương pháp so sánh;
  • Không thắt nút hoặc làm xoắn các mắt xích. Không sử dụng cáp khi có mắt xích bị méo, bị cong, bị nhiệt hàn, bị giãn hoặc bị mòn quá 10% đường kính,
  • Cách phải được bôi dầu định kỳ và lưu trữ các ở khu vực khô ráo, tránh lưu trữ nơi ẩm ướt gây rỉ sét hoặc gần khu vực có hóa chất;
  1. Quy Định Sử Dụng Mani

  • Mani cần được kiểm tra trước khi sử dụng. mani cần phải loại bỏ khi bị mòn, bị nứt, bị giãn, bị cong…
  • Luôn đảm bảo chốt mani được khóa chăc chắn. Đối với chốt mani dạng ren phải đảm bảo ren được xiết chắc chắn. Đầu chốt mani phải được tiếp xúc sát phầnthân. Chốt mani được khóa bằng các đai ốc và có phe chặn ốc;
  • Chỉ được phép sử dụng mani chốt dạng bulong-ốc khi treo tải. Các mani có chốt dạng ren chỉ áp dụng cho các công việc nâng và tải cần được tháo ra ngay sau khi nâng. Trường hợp sử dụng mani chốt ren để treo tải phải đảm bảo chốt ren được khóa chắn chắn;
  • Trường hợp nối mani với nhau thì phải nối các lưng mani với nhau hoặc lưng mani này với chốt mani kia. Không được phép nối các chốt mani lại với nhau. Mani sử dụng để nối các thiết bị mang tải phải có tải trọng lớn gấp 1,5 lần tải trong điểm nối.
  • Sử dụng mani hình cung để móc nhiều vòng cáp, không sử dụng mani chữ D để móc nhiều hơn 1 vòng cáp;
  • Đối với các mani có hình chữ D phải đảm bảo tâm tải thẳng góc với với tâm mani. Các mani hình cung thì cho phép móc tải 1 bên nhưng phải nằm trong vùng chịu tải trên lưng của mani;
  • Khi sử dụng kết hợp cáp thép với mani phải đảm bảo đường mani phải luôn lớn hơn đường kính cáp thép. Cần tính đến ảnh hưởng của mani đến mức giãm tải của cáp theo bảng sau:
  • Khi dùng kết hợp giữa maini và cáp bẹ phải đảm bảo mani có lưng đủ rộng và cáp không bị chồng lên hoặc gấp mí làm giãm tải của cáp.
  • Khi móc nhiều cáp vào mani thì cần phải móc vòng cáp vào lưng mani, không móc vào chốt mani. Nếu móc vào chốt mani sẽ làm giãm tải trọng của cáp và làm hỏng mani
  • Không sử dụng mani trong môi trường nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao. Nhiệt độ cho phép hoạt động của mani không ảnh hưởng đến sức nâng của mani là -200C đến 2000C
  1. Quy Định Sử Dụng Kẹp Hàm

  • Kẹp hàm được sử dụng trong việc nâng hạ tải có hình dạng tấm. Việc lựa chọn kẹp hàm phụ thuộc vào trọng lượng vật cần nâng, độ dày vật nâng và cách nâng (đứng hay ngang).
  • Công ty Central HSE sử 02 loại kẹp hàm đó là kẹp đứng và kẹp ngang. Kẹp đứng để kẹp các tôn khi nâng tôn theo phương thằng đứng, kẹp ngang đùng để kẹp tôn khi nâng tôn theo phương ngang
  1. Sử dụng kẹp hàm dạng đứng
  • Mang ang tay chống va đập
  • Lựa chọn kẹp hàm phù hợp tải
  • Kiểm tra tình trạng an toàn kẹp
  • Không sử dụng kẹp hàm bì mờ SWL
  • Không sử dụng kẹp hàm bị mòn ang
  • Không sử dụng kẹp hàm có dấu hiệu hỏng.
  • Không kẹp nhiều hơn 1 tấm tôn cho mỗi kẹp hàm
  • Không để dầu mở hoặc những chất tương tự dính trên hàm kẹp.
  • Không sử dụng kẹp hàm để nâng các tấm tôn có bề mặt bóng láng trừ khi kẹp được thiết kế cho mục đích này.
  • Không nâng tôn có trọng lượng nhỏ hơn 20% tải trọng (SWL) của kẹp hàm hoặc độ dày của tôn nhỏ hơn 20% của khả năng kẹp của kẹp hàm, trừ trường hợp kẹp được thiết kế cho phép;
  • Vị trí kẹp hàm phải nằm trên phương thẳng đứng tải. Trường hợp tôn dài có khuynh hướng bị cong thì phải sử dụng 20 kẹp hàm và đảm bảo tâm tải nằm giữa 02 kẹp hàm. Lưu ý là tải rơi trên mỗi kẹp hàm phải nhỏ hơn sức nâng (SWL) của kẹp hàm;
  • Khi sử dụng nhiều kẹp hàm phải đảm bảo góc giữa các cáp không nhỏ hơn 60°. nhỏ hơn 60° tương ứng kẹp tôn hình trụ và nhỏ hơn 30° kẹp tôn phẳng;
  • Đảm bảo hàm kẹp hàm đã được khóa, tôn đã được kẹp chắc chắn và người buộc tôn đã đứng ra xa trước khi nâng;
  1. Sử dụng kẹp ngang
  • Mang găng tay chống va đập
  • Lựa chọn kẹp hàm phù hợp tải
  • Kiểm tra tình trạng an toàn kẹp
  • Không sử dụng kẹp hàm bì mờ SWL
  • Không sử dụng kẹp hàm có dấu hiệu hỏng.
  • Không kẹp nhiều hơn 1 tấm tôn cho mỗi kẹp hàm
  • Không nâng tải có trọng lượng lớn hơn 85% sức nâng (SWL) của kẹp hàm.
  • Không nâng tải có độ dày lớn hơn hoặc nhỏ hơn khả năng kẹp của kẹp hàm.
  • Khi sử dụng nhiều kẹp hàm phải đảm bảo góc giữa các cáp không nhỏ hơn 60°.
  • Đảm bảo điểm kẹp trên tôn không dầu mở, đất cát. Không kẹp tại những điểm bị côn, nghiên. Khi kẹp phải dảm bảo tải được cân bằng khi nâng;
  • Đảm bảo hàm kẹp hàm đã được khóa, tôn đã được kẹp chắc chắn và người buộc tôn đã đứng ra xa trước khi nâng;
  1. Quy Định Sử Dụng Móc

Móc phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Móc cẩu phải có nhận dạng sức nâng (SWL)
  • Đảm móc sử dụng không bị nứt, rỉ sét
  • Móc phải quay tự do quanh trục của móc
  • Không nâng tải quá sức nâng của móc
  • Móc cẩu phải có chốt khóa an toàn tình trạng tốt
  • Móc cẩu không bị mở miệng quá 10%
  • Móc cầu không bị mòn lòng quá 5%
  • Lưu ý khí móc tải
  • Khi móc cáp, phải đảm bảo cáp luôn móc vào phần bụng mani, không móc vào bulong.
  • Khi móc mani với mani, phải đảm bảo lưng mani này móc vào lưng mani kia hoặc vào bulong mani kia. Không móc bulong vào bulong.
  • Không gắn tải một bên mani chữ D. Những mani dạng chữ D chỉ dùng gắn tải thẳng đứng với mani. Vì vậy, tâm tải thẳng đứng với mani.
  • Cần phải sử dụng mani dạng cung khi móc tải một bên mani. Cân nhắc đến ảnh hưởng giảm tải trong trường hợp này.
  • Khi buộc tải, phải đảm phần bụng của mani luôn gắn vào phần chạy của cáp buộc.
  • Luôn đảm bảo đường kình mani lớn hơn đường kính cáp thép. Cân nhắc đến giãm tải của cáp trong trường hợp này.
  • Khi sử dụng mani với cáp bẹ, phải đảm bảo sử dụng mani có bụng đủ lớn để tránh làm hư hỏng cáp.
  • Mani sẽ bị giảm tải đáng kế khi bị đốt nhiệt hoặc môi trường làm việc có nhiệt độ ngoài vùng.  -4 F đến 400 F.
  • Trước khi nâng tải, phải đảm bảo bulong mani được khóa chắc chắn. Đầu bulong phải tiếp xúc với phần bụng của mani.
  • Sử dụng mani dạng cung với bulong chốt khi treo tải hoặc trong thời gian ngắn. Sử dụng mani dạng ren khi mani cần được tháo ngay khi hoàn thành việc nâng.
  1. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

  1. Bộ Phận HSE

  • Trưởng bộ phận HSE (HSE manager) có trách nhiệm huấn luyện mọi người liên quan đến đến sử dụng thiết bị mang tải hiểu rõ về quy định và giám sát việc tuân thủ quy định này;
  • Giám sát HSE công trường có trách nhiệm kiểm tra an toàn thiết bị mang tải tại công trường. Giám sát HSE nhà máy, An toàn viên có trách nhiệm kiểm tra an toàn thiết bị mang tải tại nhà máy. Khi phát hiện vi phạm quy định có quyền ngừng công việc và đề xuất xử lý kỷ luật các trường hợp vị phạm;
  • Bộ phận HSE có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các biện pháp an toàn đã đề ra trong đánh giá rủi ro và nhắc nhở khi phát hiện những vi phạm có thể dẫn đến mất an toàn. Trong trường hợp vi phạm các biện pháp an toàn có thể dẫn đến tai nạn, sự cố thì được quyền lập biên bản và đình chỉ công việc để thực hiện đủ, đúng các biện pháp an toàn.
  1. Người Vận Hành

  • Tham gia các khóa huấn luyện an toàn thiết bị mang tải.
  • Trách nhiệm kiểm tra an toàn thiết bị mang tải trước khi sử dụng
  • Tuân thủ nghiêm quy định này và các quy định liên quan công việc;
  1. Người Vận Hành

  • Giám đốc dự án, giám sát kỹ thuật, Đội trưởng tổ đội, Quản đốc có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc mọi người tuân thủ quy định và xử lý nghiêm các trường họp vi phạm qjuy định này;
  1. Người Liên Quan

  • Các bộ phận liên quan có trách nhiêm thông báo đến toàn thể CBCNV, nhà thầu đọc kỹ, hiểu và ký cam kết thực hiệm nghiêm quy định này trước khi thực hiện bất kỳ thao tác nào liên quan đến sử dụng thiết bị mang tải.
  • Tất cả nhân viên công ty và nhà thầu có trách nhiệm lập tức ngăn chặn và báo cáo với cấp có thẩm quyền để kịp thời xử lý khi phát hiện cá nhân hoặc tổ chức vi phạm quy định này hoặc khi phát hiện các hư hỏng thiết bị mang tải cần được thay thế.
 

Click ⇒ xem thêm:

  1. Các khóa an toàn
  2. Chuyên đề an toàn
  3. Các khóa học HSE
  4. Tư vấn an toàn công trường
  5. Tư vấn quản lý HSE nhà máy
Bài viết khác
  Bộ luật số: 45/2019/QH14  (18.09.2021)
  LUẬT SỐ: 84/2015/QH13  (28.05.2019)
  LUẬT SỐ: 06/2007/QH12  (05.06.2019)
  LUẬT SỐ: 50/2014/QH13  (05.06.2019)

QUY ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ MANG TẢI

Để lại tin nhắn Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0946827465