Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo

QUY ĐỊNH AN TOÀN VẬN HÀNH CẦU TRỤC

Ngày đăng : 31/01/2020 - 7:34 PM

QUY ĐỊNH  AN TOÀN VẬN HÀNH CẦU TRỤC

  1. MỤC ĐÍCH

Nhằm ngăn ngừa các tai nạn có thể xảy trong quá trình vận hành cầu trục và hướng dẫn các nhân viên công ty thực hiện vận hành cầu trục một cách an toàn.

  1. PHẠM VI ÁP DỤNG

Quy định này áp dụng cho tất cả nhân viên và nhà thầu của công ty Tư Vấn & Đào Tạo HSE khi thực hiện các công việc liên quan đến sử dụng cầu trục tại công ty Central HSE.

  1. ĐỊNH NGHĨA

  • Công ty: công ty Central HSE
  • Central HSE: bao gồm nhà máy và các dự án dưới sự kiểm soát của công ty Central HSE
  1. TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. NỘI DUNG

  1. Quy Định Chung

  • Người được phép vận hành cầu trục là những người đã được đào tạo chuyên môn, được cấp giấy chứng nhận, trải qua khóa huấn luyện an toàn vận hành cầu trục, có quyết định phân công vận hành cầu trục bằng văn bản do Giám đốc công ty ký tên và đóng dấu;
  • Người vận hành phải tham gia huấn luyện an toàn vận hành cầu trục định kỳ ít nhất mỗi năm 01 lần, Ngoài ra, người vận hành phải hoàn thành bài kiểm tra an toàn vận hành cầu trục trước khi được phép vận hành;
  • Chỉ được phép sử dụng các cầu trục có tem kiểm định còn thời hạn. Các hư hỏng trong các biên bản kiểm tra an toàn đã được khắc phục và được An toàn viên xác nhận tình trạng hoạt động tốt trong Phiếu kiểm tra an toàn viên hằng ngày;
  • Khi xảy ra sự cố cho cầu trục trong quá trình vận hành, người sử dụng phải báo cáo cho người có trách nhiệm để lập biên bản và tim cách sửa chữa, khắc phục. Sau khi có quyết định của người có trách nhiệm mới được tiếp tục sử dụng;
  • Nếu cầu trục ngưng sử dụng trong một thời gian dài (03 tháng) phải có biện pháp chống gỉ xét thích đáng. Khi sử dụng lại phải kiểm tra theo Phiếu kiểm tra an toàn cầu trục hằng quý và khắc phục các hư hỏng trước khi cho vận hành;
  1. Quy Định Vận Hành

  1. Trước khi vận hành
  • Trang bị đầy đủ bảo hộ khi thực hiện công việc;
  • Chỉ vận hành cầu trục sau khi hư hỏng được phát hiện của các bộ phận kiểm tra liên quan đã được khắc phục;
  • Người vận hành cần kiểm tra lại và xác nhận các thiết bị an toàn của cầu trục hoạt động tốt. Các thiết bị an toàn cần kiểm tra bao gồm:
    • tải nâng
    • tình trạng cáp
    • lãy khóa cáp ở móc
    • tình trạng nút dứng khẩn
    • công tắc hành trình lên xuống, qua trái phải
  • Người vận hành đảm bảo không có mối nguy gây trượt ngã, không có vật gây cản trở lối di chuyển cầu trục, đảm bảo lối đi lại tự do cho người điều khiển trong khu vực vận hành. Khu vực vận hành cần được treo biển báo, giới hạn khu vực hoạt động của cầu trục.
  1. Móc tải
  • Đảm bảo cáp buộc tải không có dấu hiệu hư hỏng;
  • Khi sử dụng palang đơn để nâng tải hỏng mặt sàn, phải đảm bảo tâm tải và palang nằm trên phương thẳng đứng;
  • Khi sử dụng 02 palang để nâng tải thì phải đảm bảo cả 02 palang và các thiết bị mang tải đều có sức nâng lớn tải trọng của vật cần nâng;
  • Chỉ sử dụng các thiết bị mang tải đang trong tình trạng tốt, tem kiểm tra an toàn còn hiệu lực. Đảm bảo thiết bị mang tải sử dụng có tải trọng lớn tải trọng của vật nâng sau khi đã trừ đi phần GIẢM TẢI;
  • Chỉ được phép móc, buộc tải khi biết rõ trọng lượng của vật nâng. Không sử dụng cầu trục để nâng tải có trọng lượng lớn sức nâng quy định của cầu trục;
  • Cấm rời khu vực điều khiển khi đang treo tải trên móc. Phải hạ tải khi tạm dừng công việc hoặc nghỉ giải lao. Khi hoàn thành công việc hoặc khi tan ca ra về phải kéo móc lên hết, đưa palang về khu vực quy định, ngắt cầu dao điện.
  1. Nâng tải
  • Khi nâng tải phải kiểm tra cáp được cuộn đều và đúng vị trí trên tang, không bị chồng chéo lên nhau;
  • Tốc độ nâng tải phải chậm và đều nhằm hạn chế tải nâng tác động lên cáp và làm gia tăng lực căng trên cáp;
  • Chỉ nâng tải lên độ cao 20cm-30cm để kiểm tra tình trạng an toàn của cầu trục. Trường hợp phát hiện các dấu hiệu bất thường thì phải hạ tải và yêu cầu sửa chữa;
  • Chỉ nâng tải ở độ cao vừa đủ cho công việc và đảm bảo không bị vướng tải vào vật khác khi di chuyển tải. Đảm bảo tốc độ nâng hạ tải đều, không nâng hạ đột ngột gây shock cáp.
  1. Di chuyển tải
  • Không di chuyển tải qua đầu người. Luôn cảnh báo mọi người tránh xa;
  • Không đứng giữa tải và các vật chướng ngại có thành tường cao để tránh bị kẹp khi di chuyển tải;
  • Tốc độ di chuyển tải phải chậm và đều nhằm hạn chế tải bị đong đưa và tạo thêm lực căng trên cáp;
  • Trường hợp tải ở độ cao quá 1m thì phải sử dụng dây gió để điều hướng tải theo một phương nhất định, luôn giữ khoảng cách an toàn giữa người và tải (> 2m) và luôn đi phía bên hông tải;
  • Nếu xảy ra mất điện trong quá trình vận hành thì phải đưa các nút điều khiển của cầu trục về vị trí dừng ‘OFF” nhằm tránh trường hợp mất an toàn khi có điện trở lại.
  1. Hạ tải
  • Đảm bảo tốc độ hạ tải đều, không dừng đột ngột gây shock cáp;
  • Chỉ được phép tiến gần tải khi tải đã hạ thấp hơn 0.5m so với mặt sàn;
  • Chỉ được tháo móc, cáp treo khi tải đã được hạ đúng vào vị trí đã định và chắc chắn.
  1. Hành Vi Nghiêm Cấm

  • Sử dụng cầu trục chưa kiểm định hoặc hết hạn kiểm định;
  • Sử dụng cầu trục khi không nhìn thấy green tag “AN TOÀN SỬ DỤNG”;
  • Sử dụng cầu trục khi 1 trong các hạng mục kiểm tra chưa được khắc phục;
  • Sử dụng cầu trục khi cáp bị đứt, xoắn, mòn, không cố định chắc chắn ;
  • Nâng hàng có tải trọng lớn hơn 75% sức nâng củacầu trục;
  • Cấm nâng hàng khi có người đứng bên dưới hoặc di chuyển tải qua đầu người.
  • Cấm vận hành cầu trục khi phát hiện:
    • Rạn nứt trên các mối hàn
    • Dấu hiệu bất thường của hãm phanh
    • Các hư hỏng trên ray, bánh xe, trục bánh xe
    • Móc, cáp, ròng rọc tang bị mòn, bị rạn nứt hoặc hư hỏng khác
    • Kiểm tra tiếng kêu bất thường, độ rung từ các kết cấu của thiết bị cầu trục.
  1. Bảo Dưỡng, Sửa Chữa

  • Việc sửa chữa và bảo dưỡng phải thực hiện đúng theo kế hoạch đã được Ban Giám Đốc phê duyệt hoặc sau khi xảy ra sự cố trong quá trình vận hành;
  • Khi sữa chữa phải chú ý tuân theo các quy đinh sau:
    • An toàn điện
    • An toàn làm việc trên cao
    • An toàn công việc phát sinh nhiệt
    • Quy định quản lý chất thải và các quy định liên quan khác
  • Khi sửa chữa, thay thế các chi tiết bộ phận của cầu trục như phanh, móc, cáp, ròng rọc, chống quá tải…cần phải tiến hành thử tải trước khi đưa vào sử dụng (lưu ý; thử không tải trước và thử có tải sau).
  1. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

  1. Bộ Phận HSE

  • Trưởng bộ phận HSE (HSE manager) có trách nhiệm huấn luyện mọi người liên quan đến đến sử dụng thiết bị mang tải hiểu rõ về quy định và giám sát việc tuân thủ quy định này;
  • Giám sát HSE nhà máy có trách nhiệm giám sát việc tuân thủ quy định này. Khi phát hiện vi phạm quy định có quyền ngừng công việc và đề xuất xử lý kỷ luật các trường hợp vị phạm;
  • Bộ phận HSE có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các biện pháp an toàn đã đề ra trong đánh giá rủi ro và nhắc nhở khi phát hiện những vi phạm có thể dẫn đến mất an toàn. Trong trường hợp vi phạm các biện pháp an toàn có thể dẫn đến tai nạn, sự cố thì được quyền lập biên bản và đình chỉ công việc để thực hiện đủ, đúng các biện pháp an toàn.
  1. Bộ Phận Bảo Trì

  • Bộ phận bảo trì có trách nhiệm phối hợp an toàn viên, nhân viên HSE tiến hành kiểm tra an toàn cầu trục theo phiếu kiểm tra an toàn định kỳ đính kèm;
  • Bộ phận bảo trì có trách nhiệm sửa chữa trong thòi gian sớm nhất khi phát hiện hư hỏng trong quá trình kiểm tra hoặc yêu cầu sửa chữa từ người vận hành;
  1. Người Vận Hành

  1. Người Liên Quan

  • Các bộ phận liên quan có trách nhiêm thông báo đến toàn thể CBCNV, nhà thầu đọc kỹ, hiểu và ký cam kết thực hiệm nghiêm quy định này trước khi thực hiện bất kỳ thao tác nào liên quan đến cầu trục.
  • Tất cả nhân viên công ty và nhà thầu có trách nhiệm lập tức ngăn chặn và báo cáo với cấp có thẩm quyền để kịp thời xử lý khi phát hiện cá nhân hoặc tổ chức vi phạm quy định này hoặc khi phát hiện các bộ phận của cầu trục bị hư hỏng, cần được sửa chữa.
 
 

Click ⇒ xem thêm:

  1. Các khóa an toàn
  2. Chuyên đề an toàn
  3. Các khóa học HSE
  4. Tư vấn an toàn công trường
  5. Tư vấn quản lý HSE nhà máy
Bài viết khác
  Bộ luật số: 45/2019/QH14  (18.09.2021)
  LUẬT SỐ: 84/2015/QH13  (28.05.2019)
  LUẬT SỐ: 06/2007/QH12  (05.06.2019)
  LUẬT SỐ: 50/2014/QH13  (05.06.2019)

QUY ĐỊNH AN TOÀN VẬN HÀNH CẦU TRỤC

Để lại tin nhắn Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0946827465