Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo

QUY ĐỊNH AN TOÀN VẬN HÀNH THIẾT BỊ NÂNG

Ngày đăng : 31/01/2020 - 9:14 PM

QUY ĐỊNH AN TOÀN VẬN HÀNH THIẾT BỊ NÂNG

  1. MỤC ĐÍCH

Nhằm hướng dẫn người lao động thực hiện an toàn trong quá trình vận hành thiết bị nâng.

  1. PHẠM VI ÁP DỤNG

Quy định này áp dụng cho tất cả nhân viên và nhà thầu của công ty Tư Vấn & Đào Tạo HSE khi thực hiện các công việc liên quan đến vận hành xe cẩu tại công ty Central HSE.

  1. ĐỊNH NGHĨA

  • Công ty: công ty Central HSE
  • Central HSE: bao gồm nhà máy và các dự án dưới sự kiểm soát của công ty Central HSE
  1. TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. NỘI DUNG

  1. Quy Định Chung

  • Người được phép vận hành cầu là những người đã được đào tạo chuyên môn và được cấp giấy chứng nhận về vận hành cẩu. Ngoài ra, người vận hành cẩu phải tham gia khóa huấn luyện an toàn vận hành cần cẩu, có quyết định phân công vận hành cẩu bằng văn bản do Giám đốc công ty;
  • Người vận hành phải tham gia huấn luyện an toàn vận hành cần cẩu định kỳ ít nhất mỗi năm 01 lần, Ngoài ra, người vận hành phải hoàn thành bài kiểm tra an toàn trước khi được phép vận hành;
  • Những người liên quan vận hành cẩu phải qua lớp huấn luyện liên quan đến công việc, huấn luyện an toàn nâng hạ và có đủ sức khỏe theo quy định pháp luật;
  • Xe cẩu đưa vào sử dụng đã được kiểm định kỹ thuật an toàn, kiểm định giao thông đường bộ (nếu có) và tất cả tem kiểm định còn thời hạn. Ngoài ra, xe cầu phải được dán tem XANH an toàn sau khi các yêu cầu kiểm tra đầu vào trong Phiếu kiểm tra an toàn xe cẩu đều đạt;
  • Xe cẩu phải được tiến hành kiếm tra an toàn hàng ngày, hàng tháng theo các Phiếu kiểm tra an toàn xe cầu đính kèm. Xe cẩu sẽ bị đình chỉ hoạt động và tháo tem XANH an toàn cho đến khi các khi hư hỏng phát hiện đã được khắc phục, cùng với sự kiểm tra lại của nhân viên an toàn theo Phiếu kiểm tra an toàn xe cầu tương ứng;
  • Khi xảy ra sự cố cho xe cẩu trong quá trình vận hành, người sử dụng phải báo cáo cho người có trách nhiệm để lập biên bản và tim cách sửa chữa, khắc phục. Sau khi có quyết định của người có trách nhiệm mới được tiếp tục sử dụng;
  1. Quy Định Xe Cẩu

Xe cẩu hoạt động trong công ty Central HSE hoặc công trường Central HSE phải đáp ứng các yêu cầu an toàn sau:

  • Trên xe có bình chữa cháy ABC
  • Có sơ đồ tải trên buồng lái, rõ ràng
  • Công tắt ngắt hành trình móc hoạt động tốt
  • Hiển thị góc cần, chiều dài cần hoạt động tốt
  • Hiển thị báo tải và chống quá tải hoạt động tốt
  • Các tấm lót chân bằng thép hoặc gỗ có kích thước chịu được toàn bộ tải trọng xe và vật nâng
  1. Quy Định Vận Hành

  1. Trước khi nâng tải
    • Chiếu sáng khu vực cẩu
    • Biển báo nguy hiểm và lan cang khu vực cẩu
    • Đảm bảo không có chướng vật phía trên cẩu
    • Lối đi bộ và phương tiện giao thông được cách ly
    • Đảm bảo khoảng cách an toàn điện như sau:
  • Khoảng cách đối với diện áp nhỏ hơn 50 KV là 10ft
  • Khoảng cách đối với diện áp nhỏ hơn 200 KV là 15ft
  • Khoảng cách đối với diện áp nhỏ hơn 350 KV là 20ft
  • Khoảng cách đối với diện áp nhỏ hơn 500 KV là 25ft
    • Đảm bảo khoảng cách an toàn đến hố đào theo như sau:
  • Lớn hơn chiều sâu hố (đất cứng)
  • Tổng khoảng cách chân xe và chiều ngang của taly phải lớn hơn 2 lần độ sâu hố đào (đất mềm)
  • Khoảng cách chân xe đến miệng hố phải lớn hơn 4 lần chiều rộng đệm lót chân xe
    • Tấm lót sử dụng cho chân cẩu có kích thước như sau
  • M là tổng tải trọng xe, tải nâng, cáp, mani…
  • P sức chịu đựng của đất (tấn/m2)
  • Kich thước = 65%
    • Thời tiết trong lúc vận hành tốt, không nắng gắt, mưa
  1. Quy định móc tải
    • Phải đảm bảo tâm tải và móc nằm trên phương thẳng đứng và móc phía trên tâm tải. Góc giữa cáp và phương ngang không nhỏ hơn 60;
    • Chỉ sử dụng các thiết bị mang tải tình trạng tốt, tem kiểm tra an toàn còn hiệu lực. Đảm bảo thiết bị mang tải có tải trọng lớn tải trọng của vật nâng sau khi đã trừ đi phần GIẢM TẢI;
    • Chỉ được phép móc, buộc tải khi biết rõ trọng lượng của vật nâng. Không nâng tải có trọng lượng lớn sức nâng tương ứng load chart;
    • Tuân thủ quy định an toàn thiết bị mang tải do công ty ban hành;
  2. Trong khi nâng tải
    • Không nâng quá 85% sức nâng tương ứng trong sơ đồ tải;
    • Sử dụng dây điều hưởng để kiểm soát tải khi nâng cao quá 1m
    • Đảm bảo tốc độ nâng tải đều, không nâng đột ngột gây shock cáp.
    • Không nâng quá 60% sức nâng tương ứng trong sơ đồ tải khi xe không có thiết bị chống quá tải;
    • Chỉ nâng tải lên độ cao 20cm-30cm để kiểm tra tình trạng an toàn của cầu. Trường hợp phát hiện các dấu hiệu bất thường thì phải hạ tải và yêu cầu sửa chữa;
    • Chỉ nâng tải ở độ cao vừa đủ cho công việc, không nâng tải qua đầu người. đảm bảo tải không bị vướng tải vào vật khác khi nâng.
  1. Khi di chuyển tải
    • Di chuyển tải với tốc chậm và đều nhằm hạn chế tải bị đong đưa;
    • Không di chuyển tải khi có người hoặc vật cản trong khu vực di chuyển;
    • Trường hợp tải ở độ cao quá 1m thì phải sử dụng dây gió để điều hướng tải theo một phương nhất định;
  2. Khi hạ tải
    • Đảm bảo tốc độ hạ tải đều, không hạ đột ngột gây shock cáp.
    • Chỉ được tháo móc, cáp khi tải được đặt trên nền chắc chắn
    • Khi hạ tải trên nên cao phải có phương pháp chống lăn tải, ngả tải
    • Phải hạ tải khi tạm dừng công việc hoặc nghỉ giải lao, nghỉ trưa;
    • Đảm bảo phải còn ít nhất 03 vòng cáp quấn trên TANG QUẤN CÁP khi hạ tải
  3. Ngừng hoạt động cẩu
    • Khi ngừng hoạt động cẩu phải thu cần, hạ cần, thu chân và kéo cố định móc;
    • Di chuyển xe cẩu dến vị trí đậu thích hợp, không gây cản trở lối đi, gây mất an toàn người xung quanh;
  4. Nạp nhiên liệu
    • Hạ tải trước khi nạp nhiên liệu;
    • Tắt máy và đảm bảo không có nguồn nhiệt trong khu vực bơm nhiên liệu;
    • Sử dụng các bơm tay chuyên dụng để bơm nhiên từ các thùng phuy vào bồn chứa nhiên liệu;
    • Có đủ các biện pháp phòng ngừa nhiên liệu rơi vãi trên nên,đất gây ô nhiễm
  1. Kiểm Tra & Bảo Dưỡng

  1. Kiểm tra
    • Xe cẩu đưa vào vào sử dụng phải được kiểm tra. Việc kiểm tra được chia thành các mức độ khác nhạu với các yêu cầu kiểm tra khác nhau;
    • Các mức độ kiểm tra bao gồm: kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng, kiểm tra hàng tháng, kiểm tra hàng ngày và kiểm tra điều kiện trước khi cẩu;
    • Kiểm tra trước khi vào nhà máy hoặc công trường
    • Xe cầu trước khi đưa nhà máy hoặc công trường phải được kiểm tra. Nội dung kiểm tra bao gồm các yêu cầu của pháp luật, yêu cầu chung, tình trạng hoạt động các thiết bị an toàn, kiểm tra các chức năng vận hành, yêu cầu bảo dưỡng (tham khảo Phiếu kiểm tra an toàn xe cầu);
    • Trường hợp xe cẩu đã đi ra khỏi nhà nhà máy hoặc công trường và quay trở lại thì phải chịu kiểm tra như lần đầu vào nhà máy hoặc công trường;
    • Phiếu kiểm tra phải được lưu 1 bản tại buồng lái xe cẩu và 1 bản tại phòng HSE
    • Kiểm tra định kỳ hàng tháng
    • Xe cầu đang hoạt động trong công trường phải được kiểm tra định kỳ hàng tháng. Nội dung kiểm tra tương tự kiểm tra trước khi đưa xe vào nhà máy hoặc công trường;
    • Phiếu kiểm tra phải được lưu 1 bản tại buồng lái xe cẩu và 1 bản tại phòng HSE
    • Kiểm tra định kỳ hàng tháng
    • Xe cầu đang hoạt động trong công trường phải được kiểm tra hàng ngày. Nội dung kiểm tra bao gồm tình trạng hoạt động của các thiết bị an toàn, các chức năng vận hành (tham khảo Phiếu kiểm tra an toàn xe cầu hàng ngày);
    • Phiếu kiểm tra phải được lưu 1 bản tại buồng lái xe cẩu và 1 bản tại phòng HSE
  2. Bảo dưỡng
    • Xe cẩu phải được kiểm tra bảo dưỡng theo quy định nhà sản xuất;
    • Các hư hỏng phát hiện trong quá trình kiểm tra hàng ngày phải được tiến hành trong ngày
    • Việc thay thế hoặc sửa chữa có liên quan đến sức nâng hoặc các chức năng an toàn thì phải được sự chấp thuận của nhà sản xuất bằng văn bản;
    • Xe cẩu phải tiến hành thử tải sau mỗi lần sửa chữa có liên quan đên sức nâng hoặc các chức năng an toàn. Tải thử phải đặt ở giá trị lớn nhất;
    • Hồ sơ bảo dưỡng phải được lưu trữ 01 bản trên buồng lái để kiểm ta khi cần thiết.
  1. Các hành vi nghiêm cấm

    • Nâng tải lớn hơn sức nâng của xe (SWL)
    • Rời buồng lái khi tải đang treo trên móc.
    • Sử dụng điện thoại trong quá trình vận hành cẩu
  1. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

  1. Bộ Phận HSE

    • Trưởng bộ phận HSE (HSE manager) có trách nhiệm huấn luyện mọi người liên quan đến đến sử dụng thiết bị mang tải hiểu rõ về quy định và giám sát việc tuân thủ quy định này;
    • Trưởng bộ phận HSE xem xét kế hoạch cẩu, tham gia phê duyệt đánh giá rủi ro công tác cẩu, xác nhận hoàn thành các biện pháp an toàn trong đánh giá rủi ro;
    • Giám sát HSE công trường có trách nhiệm kiểm tra an toàn vận hành xe cẩu khi vào công trường. Giám sát HSE nhà máy, An toàn viên có trách nhiệm kiểm tra an toàn vận hành xe cẩu tại nhà máy. Khi phát hiện vi phạm quy định có quyền ngừng công việc và đề xuất xử lý kỷ luật các trường hợp vị phạm;
    • Bộ phận HSE có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các biện pháp an toàn đã đề ra và nhắc nhở khi phát hiện những vi phạm có thể dẫn đến mất an toàn. Trong trường hợp vi phạm các quy định an toàn có thể dẫn đến tai nạn, sự cố thì được quyền lập biên bản và đình chỉ công việc để thực hiện đủ, đúng các biện pháp an toàn.
  2. Người Vận Hành

    • Chuẩn bị đủ hồ sơ pháp lý theo yêu cầu pháp luật;
    • Tham gia các khóa huấn luyện an toàn vận hành thiết bị nâng;
    • Thực hiện checklist an toàn công tác nâng hạ trước khi sử dụng;
    • Ngừng cẩu khi phát hiện các hư hỏng của và điều kiện vận hành mất an toàn;
    • Tuân thủ nghiêm quy định này và các quy định liên quan đến công việc vận hành cẩu;
    • Phối hợp nhân viên HSE để tiến hành kiểm tra điều kiện an toàn xe cẩu trước khi đưa vào nhà máy hoặc công trường hoặc kiểm tra định kỳ;
    • Có đủ kiến thức về sơ đồ tải, sử dụng thiết bị mang tải và vận hành an toàn cẩu. Có đủ kỹ năng vận hành cẩu thông qua thi kiểm tra tay nghề do bộ phận HSE tổ chức (nếu có);
  3. Người Lái Cẩu:

    • Vận hành cẩu theo đúng kế hoạch cẩu
    • Kiểm tra an toàn xe cẩu trước khi vận hành
    • Kiểm tra các chức năng an toàn của xe cẩu
    • Đảm bảo nền đất và tình trạng chân cẩu luôn được kiểm tra liên tục.
    • Đảm bảo không có vật cản trong khu vực cẩu (bao gồm không gian phía trên khu vực cẩu);
    • Kịp thời báo cáo đến người giám sát hoạt động cẩu khi phát hiện điều kiệm mất an toàn của xe cầu;
    • Chỉ thực hiện cẩu khi có sự hiện diện của người giám sát hoạt động cẩu
    • Báo cáo người giám sát hoạt động cẩu khi phát hiện các hư hỏng và ghi nhật ký sửa chữa;
    • Người vận hành xe cẩu có trách nhiệm tuân thủ đúng quy định an toàn vận hành này và chịu xử lý kỷ luật khi vi phạm quy định.
  4. Người Ra Tín Hiệu

    • Người ra tín hiệu phải sử dụng trang phục khác biệt với những người xung quanh và người phát tín hiệu phải được nhận biết bởi người lái cẩu;
    • Người ra tín hiệu:
      • Đảm bảo tải đã buộc chắc chắn và không có người đứng gần tải trước khi ra tín hiệu cẩu;
      • Ra tín hiệu chính xác, rõ ràng đến người lái cẩu nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình nâng hạ
      • Đảm bảo thông tin được duy trì và liên tục đến người lái cẩu trong suốt quá trình vận hành;
      • Đảm bảo công tác nâng hạ luôn được kiểm soát trong suốt quá trình nâng hạ;
      • Đảm bảo toàn bộ khu vực cẩu không có mối nguy trong suốt quá trình vận hành;
    • Vị trí của người ra tín hiệu phải đảm bảo an toàn cho người ra tín hiệu và tín hiệu rõ ràng đền người lái cẩu trong suốt quá trình;
  5. Người Buộc Tải

    • Người buộc tải phải sử dụng trang phục khác biệt với những người xung quanh và người buộc phải được nhận biết bởi người lái cẩu;
    • Người buộc tải:
      • Đảm bảo các thiết bị mang tải không có dấu hiệu hư hỏng, tem kiểm tra an toàn còn hiệu lực và tải trọng sử dụng nằm trong giới hạn cho phép SWL của thiết bị mang tải;
  • Đảm bảo tải được buộc chắc chắn, cân bằng tải và tâm tải thẳng đứng với móc cẩu Thông tin cho người lái cẩu biết khối lượng của tải đang cẩu
  • Sủ dụng dây điều hướng (không dẫn điện, không bị thắm nước) để kiểm soát tải không bị đong đưa trong quá trình nâng hạ;
  • Báo cáo người giám sát hoặc nhân viên HSE khi phát hiệu các hư hỏng của thiết bị mang tải;
  1. Người Giám Sát

    • Người giám sát phải được ủy nhiệm bằng văn bản của cấp có thẩm quyền. Người giám sát phải sử dụng trang phục khác biệt với những người xung quanh để mọi người liên quan nhận biết về trách nhiệm của người này;
    • Người giám sát sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm giám sát trong suốt quá trình nâng hạ tải và ra quyết định ngừng cẩu khi các yêu cầu an toàn không đảm bảo;
    • Chủ trì trong việc đánh giá rủi ro (risk assessment) và thực hiện các biện pháp an toàn trong đánh giá rủi ro khi đã được phê duyệt;
    • Hoàn thành giấy phép cẩu (PTW) và kế hoạch cẩu (lifting plan), cũng như thông tin (JSA) đến mọi người liên quan về các mối nguy trong quá trình cẩu;
    • Người giám sát đảm bảo:
      • Đảm bảo điều kiện an toàn cho hoạt động cẩu trong suốt quá trình nâng hạ;
      • Người lái cẩu, người buộc tải, người tín hiệu và những người liên quan đều tham gia đào tạo an toàn nâng hạ;
      • Luôn có mặt tại hiện trường để giám sát quá trình nâng hạ và đảm bảo các quá trình diễn ra theo kế hoạch cẩu;
      • Kịp thời đưa ra các giải pháp an toàn khi phát hiện điều kiện mất an toàn trong quá trình nâng hạ;
  2. Phụ Trách Khu Vực

    • Giám đốc dự án, giám sát kỹ thuật, tổ đội, quản đốc xưởng có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc mọi người tuân thủ quy định và xử lý nghiêm các trường họp vi phạm qjuy định này;
  3. Người Liên Quan

    • Các bộ phận liên quan có trách nhiêm thông báo đến toàn thể CBCNV, nhà thầu đọc kỹ, hiểu và ký cam kết thực hiệm nghiêm quy định này trước khi thực hiện công việc liên quan đến việc vận hành cẩu.
    • Tất cả nhân viên công ty và nhà thầu có trách nhiệm lập tức ngăn chặn và báo cáo với cấp có thẩm quyền để kịp thời xử lý khi phát hiện cá nhân hoặc tổ chức vi phạm quy định này hoặc khi phát hiện các hư hỏng cẩu.
 

Click ⇒ xem thêm:

  1. Các khóa an toàn
  2. Chuyên đề an toàn
  3. Các khóa học HSE
  4. Tư vấn an toàn công trường
  5. Tư vấn quản lý HSE nhà máy
Bài viết khác
  Bộ luật số: 45/2019/QH14  (18.09.2021)
  LUẬT SỐ: 84/2015/QH13  (28.05.2019)
  LUẬT SỐ: 06/2007/QH12  (05.06.2019)
  LUẬT SỐ: 50/2014/QH13  (05.06.2019)

QUY ĐỊNH AN TOÀN VẬN HÀNH THIẾT BỊ NÂNG

Để lại tin nhắn Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0946827465