Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo

QUY ĐỊNH AN TOÀN VẬN HÀNH XE NÂNG

Ngày đăng : 31/01/2020 - 8:43 PM

QUY ĐỊNH AN TOÀN VẬN HÀNH XE NÂNG

  1. MỤC ĐÍCH

Nhằm hướng dẫn người vận hành điều khiển xe nâng một cách an toàn, phòng ngừa các tai nạn, bệnh nghề nghiệp hoặc hỏa hoạn gây ra trong quá trình sử dụng xe nâng.

  1. PHẠM VI ÁP DỤNG

Quy định này áp dụng cho tất cả nhân viên vận hành xe nâng khi thực hiện các công việc tại nhà máy hoặc tại các dự án dưới sự kiểm soát của công ty Central HSE.

  1. ĐỊNH NGHĨA & VIẾT TẮC

  • Công ty: công ty Tư Vấn & Đào Tạo Central HSE
  • Central HSE: bao gồm nhà máy và các dự án dưới sự kiểm soát của công ty Tư Vấn & Đào Tạo Central HSE
  1. TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. NỘI DUNG

    1. Quy Định Chung

  • Người được phép vận hành xe nâng hàng là những người đã được đào tạo chuyên môn và được cấp giấy chứng nhận vận hành xe nâng. Ngoài ra, người vận hành phải tham gia khóa huấn luyện an toàn vận hành xe nâng, cấp thẻ an toàn và có quyết định phân công vận hành bằng văn bản do Giám đốc công ty ký tên và đóng dấu;
  • Người vận hành phải tham gia huấn luyện an toàn vận hành xe nâng định kỳ ít nhất mỗi năm 01 lần, Ngoài ra, người vận hành phải hoàn thành bài kiểm tra an toàn vận hành xe nâng trước khi được phép vận hành;
  • Người vận hành xe nâng phải kiểm tra sức khỏe trước khi tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ và đảm bảo sức khỏe theo quy định pháp luật;
  • Xe nâng trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định kỹ thuật an toàn và đảm bảo tem kiểm định còn hiệu lực;
  • Khi xảy ra sự cố cho xe nâng trong quá trình vận hành thì người vận hành phải báo cáo cho người có trách nhiệm để lập biên bản và tim cách sửa chữa, khắc phục. Sau khi có quyết định của người có trách nhiệm thì xe nâng mới được tiếp tục sử dụng;
    1. Yêu Cầu Xe Nâng

Xe nâng phải đáp ứng các yêu cầu an toàn sau:

  • Phải có sơ đồ tải rõ ràng;
  • Trang bị bình chữa cháy phù hợp
  • Kính chiếu hậu rõ và đầy đủ
  • Đèn pha, đèn lùi, xi nhan đầy đủ
  • Đèn cảnh báo, đèn chiếu vùng an toàn đầy đủ
  1. Quy Định Vận Hành

  1. Trước vận hành
  • Trang bị đầy đủ bảo hộ (áo phản quang…)
  • Thực hiện checklist an toàn vận hành xe nâng;
  • Đảm bảo khu vực vận hành không có chướng vật,
  • Khu vực vận hành được chiếu sáng thích hợp
  • Tuân thủ 3 điểm tiếp xúc khi lên (xuống) xe
  • Điều chỉnh ghế ngồi cho thuận tiện thao tác
  • Mang dây an toàn trước khi bắt đầu vận hành.
  • Kiểm tra đèn còi trước khi bắt đầu di chuyển
  1. Chất buộc tải
  • Đảm bảo tải không vượt quá sức nâng của xe
  • Tải phải được buộc chắc chắn trước khi di chuyển
  • Đảm bảo khoảng cách càng nâng bằng ¾ chiều rộng pallet
  • Tải có trọng lượng lớn đặt phía dưới, tải nhẹ đặt phía trên
  • Khi đặt tải lên xe, pallet phải đảm bảo tâm tải luôn nhỏ nhất
  1. Nâng hạ tải
  • Đảm bảo không có chướng vật phía trên khu vực nâng
  • Đảm bảo không có người trong khu vực khi nâng hạ tải
  • Đảm bảo khoảng cách an toàn điện đến xe như sau:
  • Khoảng cách đối với diện áp nhỏ hơn 50 KV là 10ft
  • Khoảng cách đối với diện áp nhỏ hơn 200 KV là 15ft
  • Kéo thắng tay và đảm bảo xe đứng yên khi nâng hạ tải
  1. Di chuyển xe
  • Nâng càng cách mặt đất 200-300 mm.
  • Đạp thắng chân và vào số tới hoặc lùi.
  • Đảm bảo không chướng vật phía di chuyển.
  • Bóp còi cảnh báo mọi người xe chuẩn bị di chuyển.
  • Kiểm tra và đảm bảo thắng và bánh lại trước khi di.
  • Người vận hành không được để thò tay chân ra ngoài
  • Nghiên càng nâng về phía người vận hành trước khi di chuyển
  • Khi bắt đầu di chuyển phải kiểm tra hướng di chuyển (chi tay phía trước và hô “không có chướng vật phía trước”. Làm tương tự bên trái và bên phải). Khi đảm bảo an toàn thì bóp còi và di chuyển
  • Tránh di chuyển đột ngột, tốc độ di chuyển phù hợp điều kiện vận hành. Luôn di chuyển trên tuyến đường dành riêng cho xe nâng;
  • Tại nơi giao nhau với người đi bộ thì người vận hành phải nhường đường cho người đi bộ. Tại ngã ba, ngã tư… những nơi khuất tầm nhìn phải cho xe dừng lại, kiểm tra phía trước như khi bắt đầu di chuyển và di chuyển chậm ở những khu vực này;
  • Luôn quan sát phần đuôi xe nâng khi xe vào đường cua quẹo, luôn luôn giữ được phần đuôi xe có khoảng cách an toàn khi cua quẹo. Phần đuôi xe nângcó xu hướng văng ra khi xe vào đường cua quẹo.
  • Khi xe lên dốc có mang tải xe phải di chuyển tới (càng nâng ở độ cao khoảng 20cm) và khi xe xuống dốc có mang tải phải di chuyển lùi. Khi xe lên dốc không mang tải xe phải di chuyển lùi và khi xe xuống dốc không mang tải phải di chuyển tới (càng nâng ở độ cao khoảng 20cm)
  • Phải cho xe chạy lùi khi tải che khuất tầm nhìn (người vận hành phải nhìn về hướng di chuyển lùi, không nhìn kính hậu). Trường hợp buộc phải di chuyển tới thì phải  có người ra tín hiệu hướng dẫn;
  • Không chuyển số đột ngột từ tới sang lùi và ngược lại. Phải thắng và ngừng xe sau đó mới được chuyển số. Không được chuyển hướng xe khi đang trên mặt dốc.
  • AN TOÀN TRONG QUÁ TRÌNH DI CHUYỂN
  • Đảm bảo an toàn đường điện trên cao
  • Tuân thủ các biển báo an toàn khi di chuyển
  • Luôn giữ càng nâng nghiên về phía người vận hành
  • Luôn giữ càng nâng thấp sát mặt sàn đến mức có thể
  • Giảm tốc độ và bóp còi khi đi vào góc khuất, đông người
  • Tránh di chuyển đột ngột, tốc độ phù hợp điều kiện vận hành
  • Di chuyển lùi khi tải che khuất tầm nhìn, luôn nhìn về hướng di chuyên
  • Cẩn thận khi di chuyển vào khu vực đông người, mặt dốc, trơn trượt, chướng vật phía trên
  • AN TOÀN KHI DI CHUYỂN TRÊN MẶC DỐC
  • Không đánh lái khi di chuyển
  • Giữ khoảng cách an toàn với bờ dốc
  • Càng nâng luôn hướng phía trên khi mang tải
  • Càng nâng luôn hướng phía dưới khi không mang tải
An Toàn Vận Hành Xe Nâng
Quy Định An Toàn Vận Hành Xe Nâng
  1. Dừng Và Đậu Xe
  • Không dừng và đậu trên mặt nghiên
  • Không che lối thoát hiểm và phương tiện chữa cháy
  • Đậu đúng nơi quy định và hạ càng nâng sát mặt sàn
  • Chuyển cần chức năng điều khiển về ZERO và kéo thắng tay.
  • Đối với xe chạy bằng gas LPG phải khóa van cấp nguồn gas
  • Không để chìa khóa trên xe  khi rời khuất tầm nhìn, xa quá 10m
  • Luôn kéo thắng tay khi đậu .Không đậu xe trên mặt nghiên dốc
  • Không đậu xe tại lối thoát hiểm, lối xe chữa cháy, lối đi công công
    1. Nạp Nhiên Liệu

  1. Sạc bình
  • Sạc  bình phải được thực hiện đúng nơi quy định;
  • Mang găng tay, mắt kính khi kiểm tra và châm nước bình
  • Khu vực sạc phải thông thoáng phòng tích tụ khi H2 và khi SO2
  • Khu vực sạc phải có sẵn vòi rửa mắt và hóa chất trung hòa acid
  • Nguồn sạc phải được tắt trước khi kết nối bình vào nguồn nạp
  • Tắt nguồn sạc trước khi ngắt kết nối giữa bình và nguồn sạc
  • Đảm bảo xe đã rút chìa khóa trước khi kết nối bình vào xe
  • Chỉ sạc khi bình cạn, không nên sạc nhiều lần trong ngày;
  1. Thay bình gas
  • Thay bình gas đúng nơi quy định
  • Mang găng tay và mắt kính để chuẩn bị thay bình
  • Trước khi thay bình phải để máy nổ đến khi hết gas
  • Phải rút chìa khóa ra khỏi xe trước khi thay bình
  1. Nạp nhiên liệu
  • Nạp nhiện liệu đúng nơi quy định
  • Tắt máy và rút chìa khóa trước khi nạp
  • Đảm bảo khu vực nạp không có nguồn nhiệt
  • Khu nạp liệu phải thoáng nhằm trách tích tụ nhiên liệu
  • Lưu ý các biện pháp phòng tĩnh điện đã được thực hiện
  • Đảm bảo khu vực nạp có trang bị bình chữa cháy B
  • Vệ sinh khu vực sau khi nạp nhiên liệu
    1. Kiểm Tra & Bảo Dưỡng

  1. Kiểm tra
  • Xe nâng phải được kiểm tra trước khi vận hành và định kỳ hàng tháng. Nội dung kiểm tra được ban hành theo phiếu kiểm tra đính kèm
  1. Bảo dưỡng
  • Xe nâng phải được kiểm tra bảo dưỡng theo quy định nhà sản xuất hoặc hàng quý;
  • Các hư hỏng phát hiện trong quá trình kiểm tra hàng ngày phải được tiến hành sửa chữa trong thời gian sớm nhất;
  • Không được mở nắp két nước khi động cơ còn nóng. Nếu cần mở nắp két nước phải dùng giẻ nhiều lớp, đứng lệch về một bên tránh nước nóng văng vào mặt sau đó mở nhẹ từ từ nắp két nước;
    1. Các Hành Vi Cấm

  • Sử dụng điện thoại khi vận hành
  • Nâng tải lớn hơn sức nâng của xe (SWL)
  • Di chuyển xe khi càng nâng ở độ cao quá 30cm;
  • Điều chỉnh ghế ngồi khi xe di chuyển hoặc khi nâng hạ
  • Chở người trên xe hoặc nâng người không có lồng nâng
  • Sử dụng xe nâng chạy bằng nhiên liệu trong các khu vực có chất cháy, nhà kho;
    1. Nguyên Tắc An Toàn Người Vận Hành

  • Biết sức nâng và sơ đồ tải của xe
  • Biết khối lượng và tâm vật cần nâng.
  • Không nâng hàng quá sức nâng tương ứng.
  • Thực hiện checklist an toàn xe nâng trước vận hành
  • Đảm bảo khoảng không gian phía trên khi nâng tải.
  • Không nâng, hạ tải, di chuyển, đánh lái xe đột ngột
  • Biết điểm mù khi di chuyển xe có tải và không tải.
  • Luôn cảnh báo người đi bộ tránh xa khi vận hành.
  • Ngừng xe khi có người băng ngang qua đường.
  • Luôn chuẩn bị các hành động ứng phó tình huống khẩn.
  • Luôn mang đầy đủ bảo hộ, dây an toàn khi vận hành
  • Không để chân tay ló ra bên ngoài xe khi di chuyển.
  • Không nhảy ra bên ngoài xe trong trường hợp ngã xe.
  • Báo cáo các hư hỏng hoặc dấu hiệu vận hành bất thường
  • Báo cáo ngay người quản lý các tại nạn hoặc sự cố đã xảy ra
  1. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

  1. Bộ Phận HSE

  • Trưởng bộ phận HSE (HSE manager) có trách nhiệm huấn luyện người vận hành xe nâng hiểu rõ về quy định và giám sát việc tuân thủ quy định này;
  • Giám sát HSE công trường có trách nhiệm kiểm tra điều kiện an toàn xe nâng khi vào công trường. Giám sát HSE nhà máy, An toàn viên có trách nhiệm kiểm tra điều kiện an toàn xe nâng khi vào nhà máy. Khi phát hiện vi phạm quy định có quyền ngừng công việc và đề xuất xử lý kỷ luật các trường hợp vị phạm;
  • Bộ phận HSE có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các biện pháp an toàn đã đề ra trong đánh giá rủi ro và nhắc nhở khi phát hiện những vi phạm có thể dẫn đến mất an toàn. Trong trường hợp vi phạm các biện pháp an toàn có thể dẫn đến tai nạn, sự cố thì được quyền lập biên bản và đình chỉ công việc để thực hiện đủ, đúng các biện pháp an toàn.
  1. Bộ Phận Bảo Trì

  • Bộ phận bảo trì có trách nhiệm tiến hành kiểm tra an toàn theo phiếu Checklist an toàn vận hành xe nâng định kỳ hàng tháng đính kèm;
  • Bộ phận bảo trì có trách nhiệm sửa chữa trong thòi gian sớm nhất khi phát hiện hư hỏng trong quá trình kiểm tra hoặc yêu cầu sữa chữa từ người vận hành.
  1. Phụ Trách Khu Vực

  • Giám đốc dự án, giám sát kỹ thuật, Đội trưởng tổ đội, Quản đốc có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc người vận hành tuân thủ quy định và xử lý nghiêm các trường họp vi phạm quy định này;
  1. Người Vận Hành

  1. Người Liên Quan

  • Các bộ phận liên quan có trách nhiêm thông báo đến toàn thể CBCNV, nhà thầu đọc kỹ, hiểu và ký cam kết thực hiệm nghiêm quy định này trước khi thực hiện bất kỳ thao tác nào liên quan đến hàn điện.
  • Tất cả nhân viên công ty và nhà thầu có trách nhiệm lập tức ngăn chặn và báo cáo với cấp có thẩm quyền để kịp thời xử lý khi phát hiện cá nhân hoặc tổ chức vi phạm quy định này hoặc khi phát hiện các hư hỏng máy hàn cần được sửa chữa..
 
 

Click ⇒ xem thêm:

  1. Các khóa an toàn
  2. Chuyên đề an toàn
  3. Các khóa học HSE
  4. Tư vấn an toàn công trường
  5. Tư vấn quản lý HSE nhà máy
Bài viết khác
  Bộ luật số: 45/2019/QH14  (18.09.2021)
  LUẬT SỐ: 84/2015/QH13  (28.05.2019)
  LUẬT SỐ: 06/2007/QH12  (05.06.2019)
  LUẬT SỐ: 50/2014/QH13  (05.06.2019)

QUY ĐỊNH AN TOÀN VẬN HÀNH XE NÂNG

Để lại tin nhắn Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0946827465