Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo

QUY ĐỊNH PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Ngày đăng : 03/02/2020 - 10:48 AM

QUY ĐỊNH AN TOÀN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

  1. MỤC ĐÍCH

Nhằm hướng dẫn tất cả nhân viên, khách tham quan, nhà thầu, nhà cung cấp của công ty Central HSE hiểu được trách nhiệm của mình và nắm rõ các yêu cầu của công ty Central HSE trong công tác phòng cháy và chữa cháy.

  1. PHẠM VI ÁP DỤNG

Quy định này áp dụng cho tất cả nhân viên và nhà thầu của công ty Central HSE đang làm việc tại nhà máy hoặc tại các dự án dưới sự kiểm soát của công ty Central HSE.

  1. ĐỊNH NGHĨA & THUẬT NGỮ

  • PCCC: Phòng cháy và chữa cháy
  • Công ty: bao gồm nhà máy và các dự án dưới sự kiểm soát của công ty Central HSE
  1. TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Thông tư 66/2014/TT-BCA
  • Thông tư 52/2014/TT-BCA
  1. NỘI DUNG

  1. Quy định chung

  • Nghiêm cấm hút thuốc lá trong công ty và các dự án của công ty;
  • Nghiêm cấm mang chất cháy vào công ty khi chưa có sự đồng ý của BP. HSE;
  • Nghiêm cấm tạo ngọn lửa, ngoài trừ khu vực nhà bếp và khu vực được phép hàn cắt;
  • Không được sử dụng hoặc di dời các phương tiện chữa cháy, ngoài trừ khi có hỏa hoạn;
  • Không được để vật tư, hàng hóa che khuất phương tiện chữa cháy, cản trở lối thoát hiểm;
  • Không để vật tư, hàng hóa, hóa chất dễ cháy, oxy hóa xung quanh tủ điện và thiết bị điện;
  • Phải đảm bảo giữ khoảng cách an toàn giữa chất cháy và khu vực phát sinh nhiệt (>11m);
  • Phải bố trí người canh lửa (ngoài trừ nhà xưởng) khi thực hiện các công việc phát sinh nhiệt;
  1. Trách nhiệm cá nhân

  • Mọi người làm việc tại công ty phải tuân thủ quy định này và các quy định có liên quan;
  • Bộ phận HSE chịu trách nhiệm phổ biến quy định này đến mọi người làm việc tại Công ty;
  • Bộ phận HSE có trách nhiệm giám sát và báo cáo việc tuân thủ quy định này đến Ban Giám Đốc;
  • Quản lý nhà bếp có trách nhiệm quản lý các nguồn nhiệt phát sinh trong quá trình nấu nướng;
  • Quản đốc xưởng có trách nhiệm kiểm soát các nguồn nhiệt phát sinh trong quá trình sản xuất;
  • Đội Trưởng đội PCCC có trách nhiệm kiểm tra và đảm bảo các phương tiện PCCC luôn sẵn sàng;
  • Trưởng BP Bảo trì có trách nhiệm kiểm tra và đảm bảo các phương tiện báo cháy luôn sẵn sàng;
  • Trưởng BP Bảo trì đảm bảo các nguồn điện không bị quá tải, cách điện dây đẫn không bị hư hỏng;
  • Mọi người có trách nhiệm báo cáo (nhấn chuông, gọi điện thoại) khi phát hiện đám cháy và tham gia chữa cháy (nếu biết sử dụng bình chữa cháy);
  • Khi nghe chuông báo cháy, mọi người dừng công việc, tắt máy, khóa nước, khóa gas. Nhanh chóng di chuyển ra khu vực tập trung (không chạy hoặc xô đẩy nhau).
  • Người có mặt tại nơi xảy cháy phải tìm mọi biện pháp để cứu người, ngăn chặn cháy lan và dập tắt đám cháy; người tham gia chữa cháy phải tuân theo lệnh của người chỉ huy chữa cháy.
  1. Chế độ kiểm tra

  • Kiểm tra an toàn về PCCC được tiến hành theo chế độ kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất.
  • Trách nhiệm kiểm tra an toàn về PCCC được quy định như sau :
  • Đội Trưởng đội PCCC tiến hành kiểm tra các bình chữa cháy, vòi chữa cháy định kỳ hàng tuần.
  • Trưởng BP Bảo trì tiến hành kiểm tra hệ thống báo cháy định kỳ hàng quý, bơm chữa cháy hàng tuần.
  • Trưởng BP Bảo trì tiến hành kiểm tra an toàn hệ thống đường điện, tủ điện, thiết bị điện định kỳ hàng tháng.
  • An toàn viên từng khu vực tiến hành kiểm tra việc tuân thủ quy định tại khu vực mình phụ trách hàng ngày
  • Bộ phận HSE kết hợp BP Bảo trì thường  xuyên kiểm tra việc tuân thủ của nhà thầu đang thi công tại công ty,
  • Trưởng bộ phận HSE tiến hành kiểm tra đột xuất việc tuân thủ của mọi người đang làm việc tại công ty.
 

Click ⇒ xem thêm:

  1. Các khóa an toàn
  2. Chuyên đề an toàn
  3. Các khóa học HSE
  4. Tư vấn an toàn công trường
  5. Tư vấn quản lý HSE nhà máy
Bài viết khác
  Bộ luật số: 45/2019/QH14  (18.09.2021)
  LUẬT SỐ: 84/2015/QH13  (28.05.2019)
  LUẬT SỐ: 06/2007/QH12  (05.06.2019)
  LUẬT SỐ: 50/2014/QH13  (05.06.2019)

QUY ĐỊNH PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Để lại tin nhắn Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0946827465