Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo

QUY ĐỊNH AN TOÀN HÀN ĐIỆN

Ngày đăng : 13/01/2020 - 12:12 PM

QUY ĐỊNH AN TOÀN HÀN ĐIỆN

  1. MỤC ĐÍCH

Nhằm hướng dẫn tất cả nhân viên, nhà thầu, nhà cung cấp của công ty Central HSE thực hiện công việc được an toàn, phòng ngừa các tai nạn điện, bệnh nghề nghiệp và hỏa hoạn do hàn điện gây ra.

  1. PHẠM VI ÁP DỤNG

Quy định này áp dụng cho tất cả nhân viên công ty Central HSE, nhà thầu khi thực hiện các công việc tại nhà máy hoặc tại các dự án dưới sự kiểm soát của công ty Central HSE.

  1. ĐỊNH NGHĨA & VIẾT TẮC

  • Công ty: công ty Tư Vấn & Đào Tạo Central HSE
  • Central HSE: bao gồm nhà máy và các dự án dưới sự kiểm soát của công ty Tư Vấn & Đào Tạo Central HSE
  1. TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. NỘI DUNG

  1. Quy Định An Toàn Chung

  • Chỉ những người có chứng chỉ về công việc hàn điện, được huấn luyện an toàn hàn điện và được cấp thẻ an toàn mới được phép thực hiện công việc hàn điện. Việc huấn luyện định kỳ về an toàn lao động cho công nhân hàn điện phải được tiến hành ít nhất mỗi năm 01 lần;
  • Ngoài ra, thợ hàn trong không gian kín, làm việc trên cao phải qua lớp huấn luyện an toàn không gian kín, huấn luyện an toàn làm việc trên cao tương ứng;
  • Thợ hàn phải tham gia huấn luyện an toàn hàn điện định kỳ ít nhất mỗi năm 01 lần, Ngoài ra, thợ hàn phải hoàn thành bài kiểm tra an toàn hàn điện trước khi được phép vận hành;
  • Thợ hàn làm việc tại Central HSE phải được kiểm tra sức khỏe trước khi tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và đảm bảo đủ sức khỏe làm việc theo quy định pháp luật.  Những người có triệu chứng bệnh tim không được thực hiện công việc hàn;
  • Thợ hàn phải sử dụng đúng và bảo quản các bảo hộ đã được cấp phát (nhà thầu phụ có trách nhiệm trang bị bảo hộ cho nhân viên của mình). Các bảo hộ bao gồm: quần áo và găng tay là loại chống cháy, găng tay và giày là loại cách điện,  mặt nạ hàn phù hợp với công nghệ hàn, mặt nạ phòng độc khi làm việc tại những những nơi không có đối lưu không khí, nón cứng, dây đai an toàn (khi cần thiết);
  • Đại diện giám sát công việc hàn có trách nhiệm thực hiện đánh giá rủi ro, áp dụng quy trình giấy phép ‘HOT WORK” khi hàn tại những nơi không được thiết kế dành cho công việc hàn. TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP XÉT THẤY CÔNG VIỆC HÀN KHÔNG NGUY HIỂM DO GIÁM ĐỐC AN TOÀN HOẶC LÃNH ĐẠO CAO NHẤT CỦA CÔNG TY THÔNG QUA VẰNG VĂN BẢN THÌ VIỆC ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÓ THỂ KHÔNG THỰC HIỆN;
  • Khi tiến hành công việc hàn điện trong các buồng, thùng, khoang, bể, phải thực hiện thông gió, cử người theo dõi và phải có biện pháp an toàn cụ thể và được người có trách nhiệm duyệt, cho phép;
  • Khi bị dừng công việc do vi phạm các biện pháp an toàn đã đề ra trong đánh giá rủi ro hoặc có yêu cầu từ Giám đốc an toàn của công ty hoặc của Chủ Đầu Tư, Tư Vấn Giám Sát, Tổng Thầu, người hoặc tổ chức vi phạm phải ngay lập tức thực hiện đủ, đúng các biện pháp an toàn đã đề ra hoặc được yêu cầu. Chỉ được tiếp tục tiến hành công việc sau khi đã làm đủ, đúng các quy định về an toàn và được Giám đốc an toàn chấp thuận;
  • Ngoài quy định này, người liên quan đến hàn điện phải tuân thủ các quy định an toàn khác có liên quan đến như an toàn điện, an toàn làm việc trên cao, an toàn làm việc trong không gian kín, an toàn phòng cháy nổ….
  1. Quy Định Máy Hàn

  • Máy hàn và các phụ kiện đi kèm trước khi đưa vào sử dụng tại Central HSE phải được kiểm tra an toàn ngoại quan và theo nội dung trong Phiếu kiểm tra an toàn của máy hàn;
  • Tất cả các kết nối vào máy hàn chắc chắn. Cáp nguồn, cáp hàn, kìm hàn không có dấu hiệu bị hỏng cách điện.
  • Ống dẫn khi khí bảo vệ mối hàn hàn được kết nối vào hệ thống chắc chắn (không sử dụng dây thép, conhe), Chai khi hàn phải được cố định;
  • Máy hàn chỉ được dán tem an toàn “ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG” khi các chí tiêu kiểm tra trong Phiếu kiểm tra an toàn đều đạt. Không được phép sử dụng vật tư, thiết bị điện chưa được dán tem hoặc thời hạn của tem hết hiệu lực;
  • Máy hàn phải đặt trên nền khô ráo và chắc chắn. Máy hàn phải được nối bảo vệ (nối đất hoặc nối "không").
  1. Quy Định Vận Hành

    1. Bảo hộ
  • Thợ hàn phải được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, kính hàn, tạp dề, giầy, găng tay và các loại phương tiện bảo vệ khác theo tính chất công việc. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân dùng cho thợ hàn phải đảm bảo chống tia lửa, chống lại được tác động cơ học, bụi kim loại nóng và những bức xạ có hại;
  • Khi hàn trong các hầm, thùng, khoang, bể kín, những nơi ẩm ướt..., ngoài quần áo bảo hộ lao động, thợ hàn còn phải được trang bị găng tay, giày cách điện;
  • Khi hàn ở môi trường có phát sinh hơi, khí độc hại mà không có thiết bị hút cục bộ, thợ hàn phải sử dụng các trang bị bảo vệ hô hấp.
  1. Vi khí hậu
  • Trong các gian của phân xưởng hàn lắp ráp phải có thông gió cấp và hút. Khi hàn trong buồng, phải thực hiện thông gió cục bộ ở chỗ tiến hành hàn. không khí hút phải thải ra ngoài vùng không khí cấp;
  • Phải tiến hành đo kiểm môi trường lao động định kỳ hàng quý nhằm xác định nồng độ của các chất độc hại trong không khí vùng hô hấp của thợ hàn, cũng như trong phạm vi người thợ hàn làm việc.
    1. Chiếu sáng
  • Trong các phân xưởng hàn và lắp ráp phải có hệ thống chiếu sáng chung, đảm bảo độ sáng theo quy định (>300lux).
    1. Khu vực hàn
  • Khu vực hàn luôn được khô ráo
  • Không có chất cháy trong khu vực hàn
  • Không có hợp chất chứa clo trong khu vực hàn TIG
  • Không có nguy cơ gây trượt ngã cho người vận hành
  • Rào chắn và cảnh báo khi hàn ở những nơi có người và phương tiện qua lại
    1. Phòng cháy
  • Không được tiến hành công việc hàn điện nếu chưa có biện pháp phòng chống cháy tại các vị trí hàn;
  • Không sử dụng hoặc bảo quản các nhiên liệu, vật liệu dễ cháy, nổ ở nơi tiến hành công việc hàn điện.
    1. Nguồn điện
  • Cáp cấp nguồn, cáp hàn phải được trải dài nhằm ngăn ngừa quá nhiệt;
  • Chiều dài dây dẫn từ nơi cấp điện áp sơ cấp đến thiết bị hàn di động không vượt quá 10m;
  • Việc chiếu sáng khi tiến hành hàn trong các thùng, khoang, bể, có thể sử dụng đèn di động được cấp điện từ nguồn điện áp an toàn, có điện áp không vượt quá 24V đối với nguồn điện xoay chiều và đối với nguồn điện một chiều;
  • Các máy hàn phải được bảo vệ bằng cầu chảy hoặc aptômat ở phía nguồn. Ngoài ra, mỗi máy hàn phải trang bị thiết bị chống dòng rò.
    1. An toàn khi hàn
  • Phải luôn đảm bảo người, kìm hàn, cáp hàn…khô ráo;
  • Chai khí nén phải được đặt đứng và cố định và đóng nắp khi không sử dụng;
  • Cáp dây hàn phải được trãi thẳng, không cuộn hoặc quấn xung quanh chai chứa khí
  • Khi di chuyển máy hàn phải cắt nguồn điện cho máy hàn. Cấm sửa chữa máy hàn khi đang có điện. Khi ngừng công việc hàn điện, phải cắt máy hàn ra khỏi lưới điện. Khi kết thúc công việc hàn điện, ngoài việc cắt điện máy hàn ra khỏi lưới điện, dây dẫn với kìm hàn cũng phải tháo khỏi nguồn;
  1. lưu ý khi hàn trên cao
  • Khi hàn điện trên cao phải thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa sự té ngã cao của thợ hàn
  • khi hàn trên cao phải có biện pháp an toàn như treo biển báo, rào chắn, che chắn khu vực bên dưới
  • Khi hàn trên cao, phải làm sàn thao tác bằng vật liệu không cháy (hoặc khó cháy). Thợ hàn phải đeo dây an toàn, đồng thời phải mang túi đựng dụng cụ và mẩu que hàn thừa;
    1. lưu ý khi hàn trong không gian kín
  • Không được phép đặt máy hàn trong không gian kín;
  • Thợ hàn khi làm bên trong phải được trang bị găng tay, đi giày cách điện;
  • Phải bố trí người nắm vững kỹ thuật an toàn đứng ngoài giám sát quá trình hàn;
  • Phải kiểm tra và đảm bảo nồng độ khí độc, khi cháy và oxy trong giới hạn cho phép;
  • Tiến hành thông gió với tốc độ gió từ 0,3 đến 1,5 m/s nhằm sự tích tụ các khí độc, cháy;
  • Phải có biện pháp ứng phó tình huống khẩn cho thợ hàn khi làm việc trong không gian kín.
  1. Quy Định Chế Dộ Kiểm Tra

  • Người sử dụng có trách nhiệm kiểm tra điều kiện an toàn máy hàn trước khi sử dụng;
  • An toàn viên nhà máy, an toàn công trường có trách nhiệm kiểm tra an toàn máy hàn định kỳ hàng tháng và trước khi đưa vào Central HSE.
  1. Các Hành Vi  Nghiêm Cấm

  • Đứng hoặc ngồi ở giữa kìm hàn và vật hàn;
  • Không sử dụng kính hàn (mặt nạ hàn) khi thực hiện công việc hàn;
  • Không có biện pháp an toàn phòng cháy khi hàn trong các khu vực có chất cháy;
  • Hàn ở các hầm, thùng, khoang, bể đang có áp suất hoặc đang chứa chất dễ cháy, nổ.
  • Sử dụng máy hàn không đảm bảo an toàn như dây nguồn, dây kìm hàn, kìm hàn bị bong tróc, hỏng…
  1. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

    1. Bộ Phận HSE

    2. Trưởng bộ phận HSE (HSE manager) có trách nhiệm huấn luyện mọi người liên quan đến đến sử dụng máy hàn hiểu rõ về quy định và giám sát việc tuân thủ quy định này;
    3. Giám sát HSE công trường có trách nhiệm kiểm tra an toàn máy hàn điện khi vào công trường. Giám sát HSE nhà máy, An toàn viên có trách nhiệm kiểm tra an toàn máy hàn khi vào nhà máy. Khi phát hiện vi phạm quy định có quyền ngừng công việc và đề xuất xử lý kỷ luật các trường hợp vị phạm;
    4. Bộ phận HSE có nghĩa vụ cung cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho thợ hàn điện theo quy định và yêu cầu thợ hàn phải sử dụng chúng đồng thời kiểm tra việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân này.
    5. Bộ phận HSE có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các biện pháp an toàn đã đề ra trong đánh giá rủi ro và nhắc nhở khi phát hiện những vi phạm có thể dẫn đến mất an toàn. Trong trường hợp vi phạm các biện pháp an toàn có thể dẫn đến tai nạn, sự cố thì được quyền lập biên bản và đình chỉ công việc để thực hiện đủ, đúng các biện pháp an toàn.
    6. Bộ Phận Bảo Trì

    7. Bộ phận bảo trì có trách nhiệm phối hợp an toàn viên, nhân viên HSE tiến hành kiểm tra an toàn máy hàn theo phiếu kiểm tra an toàn định kỳ đính kèm;
    8. Bộ phận bảo trì có trách nhiệm sửa chữa trong thòi gian sớm nhất khi phát hiện hư hỏng trong quá trình kiểm tra hoặc yêu cầu sữa chữa từ người vận hành;
    9. Phụ Trách Khu Vực

    10. Giám đốc dự án, giám sát kỹ thuật, Đội trưởng tổ đội, Quản đốc có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc mọi người tuân thủ quy định và xử lý nghiêm các trường họp vi phạm qjuy định này;
    11. Người Vận Hành

    12. Tham gia huấn luyện an toàn hàn điện định kỳ;
    13. Thực hiện checklist an toàn hàn điện trước khi sử dụng;
    14. Thợ hàn có trách nhiệm tuân thủ nghiêm quy định này và các quy định liên quan công việc;
    15. Người Liên Quan

    16. Các bộ phận liên quan có trách nhiêm thông báo đến toàn thể CBCNV, nhà thầu đọc kỹ, hiểu và ký cam kết thực hiệm nghiêm quy định này trước khi thực hiện bất kỳ thao tác nào liên quan đến hàn điện.
    17. Tất cả nhân viên công ty và nhà thầu có trách nhiệm lập tức ngăn chặn và báo cáo với cấp có thẩm quyền để kịp thời xử lý khi phát hiện cá nhân hoặc tổ chức vi phạm quy định này hoặc khi phát hiện các hư hỏng máy hàn cần được sửa chữa..
 
 

Click ⇒ xem thêm:

  1. Các khóa an toàn
  2. Chuyên đề an toàn
  3. Các khóa học HSE
  4. Tư vấn an toàn công trường
  5. Tư vấn quản lý HSE nhà máy
Bài viết khác
  Bộ luật số: 45/2019/QH14  (18.09.2021)
  LUẬT SỐ: 84/2015/QH13  (28.05.2019)
  LUẬT SỐ: 06/2007/QH12  (05.06.2019)
  LUẬT SỐ: 50/2014/QH13  (05.06.2019)

QUY ĐỊNH AN TOÀN HÀN ĐIỆN

Để lại tin nhắn Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0946827465