Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo

QUY ĐỊNH AN TOÀN SỬ DỤNG THIẾT BỊ CẦM TAY

Ngày đăng : 31/01/2020 - 8:24 PM

QUY ĐỊNH AN TOÀN SỬ DỤNG THIẾT BỊ CẦM TAY

  1. MỤC ĐÍCH

Nhằm hướng dẫn tất cả nhân viên, nhà thầu, nhà cung cấp thực hiện công việc được an toàn, phòng ngừa các tai nạn điện, bệnh nghề nghiệp và hỏa hoạn do sử dụng thiết bị cầm tay gây ra.

  1. PHẠM VI ÁP DỤNG

Quy định này áp dụng cho tất cả nhân viên công ty Central HSE, nhà thầu khi thực hiện các công việc tại nhà máy hoặc tại các dự án dưới sự kiểm soát của công ty Central HSE.

  1. ĐỊNH NGHĨA & VIẾT TẮC

  • Công ty: công ty Tư Vấn & Đào Tạo Central HSE
  • Central HSE: bao gồm nhà máy và các dự án dưới sự kiểm soát của công ty Tư Vấn & Đào Tạo Central HSE
  • Thiết bị cầm tay: là thiết bị, dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ. Cụ thể là máy khoan cầm tay, máy mài cầm tay
  1. TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. NỘI DUNG

  1. Quy Định Chung

  • Người được phép sử dụng thiết bị cầm tay là những người đã được huấn luyện an toàn thiết bị cầm tay và được cấp Thẻ an toàn theo luật định;
  • Người sử dụng phải tham gia huấn luyện an toàn thiết bị cầm tay định kỳ ít nhất mỗi năm 01 lần, Ngoài ra, người sử dụng phải hoàn thành bài kiểm tra an toàn thiết bị cầm tay trước khi được phép sử dụng;
  • Chỉ được phép sử dụng các thiết bị cầm tay có tem kiểm tra an toàn do nhân viên HSE ban hành và còn thời hạn.
  • Khi thiết bị cầm tay được đưa vào sử dụng tại công trường, người sử dụng có trách nhiệm kiểm tra thiết bị cầm tay theo nội dung trong Phiếu Kiểm Tra An Toàn Trước Khi Sử Dụng. Chỉ được phép sử dụng thiết bị cầm tay khi các yêu cầu trong Phiếu Kiểm Tra An Toàn Trước Khi Sử Dụng đều đạt;
  • Khi thiết bị cầm tay được đưa vào sử dụng tại nhà xưởng, An toàn viên có trách nhiệm đảm bảo các thiết bị cầm tay đưa vào sử dụng đều đạt các yêu cầu kiểm tra theo nội dung trong Phiếu Kiểm Tra An Toàn Trước Khi Sử Dụng.
  • An toàn công trường, an toàn viên tại nhà xưởng có trách nhiệm đảm bảo các nguồn cấp cho thiết bị cầm tay đều được trang bị thiết bị chống dòng rò với ngưỡng chống dòng rò 10mA;
  • An toàn công trường, an toàn viên tại nhà xưởng có trách nhiệm đảm bảo các nguồn cấp cho thiết bị cầm tay đều được trang bị thiết bị chống dòng rò với ngưỡng chống dòng rò 10mA;
  • An toàn công trường, an toàn viên tại nhà xưởng có trách nhiệm đảm bảo các thiết bị cầm tay đều được nối bảo vệ trừ trường hợp thiết bị cầm tay có 02 lớp cách điện;
  • Khi cấp nguồn điện cho thiết bị cầm tay, người sử dụng phải đảm bảo công tắc của thiết bị đã chuyển sang vị trí ngừng “off”
  • Người sử dụng phải tắt công tắc và rút phích cắm của thiết bị cầm tay ra khỏi nguồn điện khi nghỉ giải lao hoặc khi bị mất điện;
  • Khi thay đĩa, thay mũi khoan, thay chỗi than, lắp ráp tay cầm… hoặc lắp ráp chụp bảo vệ, người sử dụng phải tắt công tắc và rút phích cắm trước khi thực hiện công việc;
  • Không được gài chức năng (Trigger Clock) chạy liên tục. Các máy mài đưa vào sử dụng phải là loại có công tắc tự ngừng (deadman switch);
  • Không vận hành dụng cụ điện cầm tay trong môi trường dễ cháy, nổ (môi trường có chất lỏng, khí bụi dễ cháy hoặc môi trường có chứa những chất có tác dụng làm hỏng các chi tiết kết cấu cách điện của dụng cụ).
  • Không để dây nguồn thiết bị gần nguồn nhiệt, tiếp xúc cạnh bén nhọn của vật thể hoặc bị các vật khác đè lên làm hư hỏng lớp cách điện hoặc để dây nguồn gần khu vực ẩm ướt;
  • Không dùng dây nguồn của thiết bị để kéo lê hoặc nâng thiết bị. Không rút phích cắm bằng cách kéo dây nguồn thiết bị;
  • Ngoại trừ các khu vực được thiết kế cho khu vực hàn, cắt, mài, các khu vực khác phải thực hiện xin giấy phép CÔNG TÁC NÓNG trước khi thực hiện các công việc mài, cắt…và luôn kiểm tra đảm bảo các chất cháy không ở trong khu vực Bán kính 11m);
  1. Quy Định Trang Bị Bảo Hộ

  • Các trang bị bảo hộ cho công việc khoan, mài, cắt… bao gồm:
    • Găng tay bạt
    • Nút chống ồn
    • Bảo vệ mặt
    • Mắt kính bảo vệ
    • Áo quần chống cháy
    • Giày bảo hộ mũi thép
  • Áo quần bảo hộ phải gọn gàng, Cánh tay áo cần được cuốn lên
  1. Quy Định Vận Hành Máy Mài

  1. Quy định sử dụng và lưu trữ đĩa
    • Không sử dụng đĩa đã bị hết hạn sử dụng;
    • Không sử dụng đĩa cắt, đĩa mài (fiber) đã bị rơi rớt xuống sàn;
    • Không sử lại đĩa cắt (fiber) đã được lắp vào máy mài trước đó;
    • Không sử dụng đĩa cắt, đĩa mài (fiber) đã bị thắm hoặc ẩm ướt;
    • Không sử dụng đĩa cắt, đĩa mài (fiber) đã xảy ra shock đĩa “KICKBACK “;
    • Không để đĩa cắt, đĩa mài (fiber) dựng vào tường hoặc nằm trên sàn nhà;
    • Tất cả các loại đĩa cần phải được lưu trữ ở khu vực khô ráo;
    • Các đĩa cắt, đĩa mài cần treo lên tường hoặc lưu trữ trong hộp;
    • Việc lưu trữ đĩa cần đả bảo theo nguyên tắc VÀO TRƯỚC, RA TRƯỚC;
  2. Quy định sử dụng máy mài
    • Không sử dụng đĩa cắt lắp trên máy làm chức năng đĩa mài;
    • Đảm bảo số vòng quay của đĩa luôn lớn hơn số vòng quay của máy mài;
    • Máy mài luôn được gắn chụp bảo vệ và tay cầm trong suốt qua trình vận hành;
    • Không sử dụng chụp bảo vệ đĩa mài làm chụp bảo vệ đĩa cắt và ngược lại;
    • Luôn sử dụng tay cầm trong quá trình mài nhằm phòng tránh shock đĩa;
    • Phải đảm bảo vật mài, cắt được cố đính chắn chắn. Đặc biệt các chi tiết nhỏ phải được kẹp trên eto;
    • Khi cắt luôn tuân thủ là chiều quay của đĩa cắt đi theo hướng từ phía trên xuống phía dưới vật cần cắt;
    • Không để máy mài bên hông khi đã có nguồn điện. Chỉ bật công tắc máy mài khi máy đặt cách xa người;
    • Khi sử dụng máy mài góc phải đảm bảo vị trí máy luôn nằm về một bên và không cao quá ngực người;
    • Phải chạy thử không tải máy mài trong 1 phút và kiểm tra tình trạng an toàn của đĩa trước khi vận hành
    • Nhằm phòng tránh shock máy, không nắm tay quá chặt vào tay cầm và cũng không quá lỏng tay cầm;
    • Đảm bảo góc mài so với mặt phẳng không quá 150, trừ một số trường hợp đĩa cắt đặc biệt cho phép góc mài lên đến 250;
  1. Quy Định Vận Hành Máy Khoan

  1. Quy định sử dụng và lưu trữ mũi khoan
    • Việc lựa chọn mũi khoan phải phù hợp cho công việc;
    • Sử dụng mũi khoan 4 chấu khi khoan betong cốt sắt;
    • Mũi khoan cần được lưu trữ trong hộp, không để bừa bãi trên sàn;
  2. Quy định sử dụng máy khoan cầm tay
    • Máy khoan cần phải lựa chọn cho phù hợp công việc;
    • Không sử dụng máy khoan mũi khóa khi khoan hoạt động chế độ đục betong;
    • Sử dụng máy khoan có nhiều cấp tốc độ cho công việc khoan trên nhiều vật liệu khác nhau
    • Khi khoan sắt cần phải đảm bảo tốc độ chậm và tăng tốc khi mũi khoan đã ăn vào bên trong sắt;
    • Phải cho máy khoan chạy thử không tải trước khi khoan. Kiểm tra và đảm bảo mũi khoan phải đồng tâm
    • Luôn sử dụng tay cầm để thực hiện công việc khoan. Tay cầm nằm ở vị trí sao cho không buông thả tay khi bị shock máy;
    • Không khoan khi vị trí máy khoan cao quá vai người. Không đứng quá sát máy khoan nhằm tránh shock máy (kickback);
  1. Quy Định Kiểm Tra, Sửa Chữa Và Bảo Dưỡng

  • Các thiết bị cầm được kiểm tra định kỳ hằng tháng theo nội dung Phiếu Kiểm Tra An Toàn Thiết Bị Cầm Tay.
  • Các hư hỏng phát hiện phải được thông báo đến người sửa chữa và gắn tem “KHÔNG ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG” trên máy
  • Người sửa chữa phải có chuyên môn và được Ban Giám Đốc Công ty ủy nhiệm trong việc bảo dưỡng và sửa chữa;
  • Khi sữa chữa phải chú ý tuân theo các quy đinh sau:
    • An toàn điện
    • An toàn công việc phát sinh nhiệt
    • Quy định quản lý chất thải và các quy định liên quan khác
  1. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

  1. Bộ Phận HSE

  • Trưởng bộ phận HSE (HSE manager) có trách nhiệm huấn luyện mọi người liên quan đến sử dụng thiết bị cầm tay hiểu rõ về quy định và giám sát việc tuân thủ quy định này;
  • Giám sát HSE công trường có trách nhiệm kiểm tra an toàn thiết bị cầm tay khi vào công trường. Giám sát HSE nhà máy, An toàn viên có trách nhiệm kiểm tra an toàn thiết bị cầm tay khi vào nhà máy. Khi phát hiện vi phạm quy định có quyền ngừng công việc và đề xuất xử lý kỷ luật các trường hợp vị phạm;
  1. Người Sử Dụng

  • Trách nhiệm tham gia các khóa huấn luyện an toàn thiết bị cầm tay;
  • Người vận hành:
    • Kiểm tra an toàn thiết bị trước khi sử dụng;
    • Kiểm tra bản vẻ đường điện, ống gas, đường nước trước khi khoan;
    • Người sử dụng có thể được yêu cầu làm đánh giá rủi ro khi khoan các khu vực có đường điện ngầm;
    • Người sử dụngcó trách nhiệm tuân thủ đúng quy định này và chịu xử lý kỷ luật khi vi phạm quy định;
  • Ngừng vận hành khi phát hiện các hư hỏng của thiết bị hoặc các điều kiện vận hành mất an toàn.
  1. Bộ Phận Bảo Trì

  • Bộ phận bảo trì có trách nhiệm tiến hành kiểm tra an toàn theo phiếu kiểm tra an toàn định kỳ hàng tháng đính kèm;
  • Bộ phận bảo trì có trách nhiệm sửa chữa trong thòi gian sớm nhất khi phát hiện hư hỏng trong quá trình kiểm tra hoặc yêu cầu sữa chữa từ người sử dụng;
  1. Phụ Trách Khu Vực

  • Giám đốc dự án, giám sát kỹ thuật, Đội trưởng tổ đội, Quản đốc có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc mọi người tuân thủ quy định và xử lý nghiêm các trường họp vi phạm qjuy định này;
  1. Người Liên Quan

  • Các bộ phận liên quan có trách nhiêm thông báo đến toàn thể CBCNV, nhà thầu đọc kỹ, hiểu và ký cam kết thực hiệm nghiêm quy định này trước khi thực hiện bất kỳ thao tác nào liên quan đến hàn hơi.
  • Tất cả nhân viên công ty và nhà thầu có trách nhiệm lập tức ngăn chặn và báo cáo với cấp có thẩm quyền để kịp thời xử lý khi phát hiện cá nhân hoặc tổ chức vi phạm quy định này hoặc khi phát hiện các hư hỏng hệ thống hàn hơi cần được sửa chữa.
 
 

Click ⇒ xem thêm:

  1. Các khóa an toàn
  2. Chuyên đề an toàn
  3. Các khóa học HSE
  4. Tư vấn an toàn công trường
  5. Tư vấn quản lý HSE nhà máy
Bài viết khác
  Bộ luật số: 45/2019/QH14  (18.09.2021)
  LUẬT SỐ: 84/2015/QH13  (28.05.2019)
  LUẬT SỐ: 06/2007/QH12  (05.06.2019)
  LUẬT SỐ: 50/2014/QH13  (05.06.2019)

QUY ĐỊNH AN TOÀN SỬ DỤNG THIẾT BỊ CẦM TAY

Để lại tin nhắn Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0946827465