Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo

QUY ĐỊNH LÀM VIỆC TRONG KHÔNG GIAN HẠN CHẾ

Ngày đăng : 13/01/2020 - 10:48 AM

QUY ĐỊNH AN TOÀN LÀM VIỆC TRONG KHÔNG GIAN HẠN CHẾ

  1. MỤC ĐÍCH

Tài liệu này nhằm hướng dẫn tất cả nhân viên, nhà thầu của công ty Central HSE làm việc trong không gian hạn chế một cách an toàn. Tài liệu này đưa ra các yêu an toàn khi làm việc bên trong không gian hạn chế.

  1. PHẠM VI ÁP DỤNG

Quy định này áp dụng cho tất cả nhân viên công ty Central HSE, nhà thầu khi thực hiện công việc trong không gian hạn chế tại nhà máy hoặc tại các dự án dưới sự kiểm soát của công ty Central HSE.

  1. ĐỊNH NGHĨA & THUẬT NGỮ

  1. Không gian hạn chế là không gian có đầy đủ các đặc điểm sau:
    • Không được thiết kế cho người vào làm việc thường xuyên
    • Có một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại như: thiếu dưỡng khí, khí độc, chất dễ cháy, nhiệt độ vượt quá ngưỡng cho phép, tiếng ồn vượt quá ngưỡng cho phép, các dòng vật chất không mong muốn từ bên ngoài, các bộ phận chuyển động và các vật có thể rơi gây va đập…
    • Có một trong các hạn chế hoặc kết hợp các hạn chế sau

- Hạn chế không gian, vị trí làm việc;

- Hạn chế việc trao đổi không khí với môi trường bên ngoài;

- Hạn chế lối vào, lối ra bởi vị trí hoặc kích thước (không thuận lợi cho việc thoát hiểm);

  1. Người giám sát là người được người sử dụng lao động ủy quyền quản lý người lao động thực hiện công việc liên quan tới không gian hạn chế;
  2. Người cấp phép là người được người sử dụng lao động bổ nhiệm để thực hiện trách nhiệm cấp giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế;
  3. Người canh gác là người được phân công nhiệm vụ đứng bên ngoài và gần lối ra vào của không gian hạn chế để theo dõi, giám sát (liên lạc) người vào trong không gian hạn chế;
  4. Người cứu hộ là người có nghiệp vụ sơ cứu và được phân công nhiệm vụ sơ cứu người bị nạn trong quá trình làm việc bên trong không gian hạn chế;
  5. Người làm trong không gian hạn chế là người được phép đi vào làm việc trực tiếp hoặc giám sát công việc trong không gian hạn chế;
  6. Người đo kiểm khí là người được phép tiến hành đo, kiểm tra hàm lượng khí Oxy, các loại khí độc, khí cháy nổ trong không gian hạn chế để đảm bảo các khí đó trong giới hạn an toàn trước và trong quá trình người lao động vào làm việc trong không gian hạn chế đó.
  1. TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. NỘI DUNG

  1. Quy Định Chung

  • Người giám sát, người cấp phép, người canh gác, người đo kiểm khí, người cứu hộ và người làm bên trong không gian hạn chế phải được huấn luyện an toàn không gian hạn chế và được cấp thẻ an toàn làm việc trong không gian hạn chế trước khi được bổ nhiệm làm việc liên quan đến không gian hạn chế;
  • Người giám sát, người cấp phép, người canh gác, người đo kiểm khí, người cứu hộ phải tham gia huấn luyện an toàn không gian hạn chế định kỳ ít nhất mỗi năm 01 lần, Ngoài ra, những người này phải hoàn thành bài kiểm tra an toàn không gian hạn chế trước khi được phép làm việc;
  • Chỉ những người được bổ nhiệm bằng văn bản của cấp thẩm quyền thuộc công ty Central HSE mới được phép làm việc trong không gian hạn chế;
  • Người lao động chỉ được phép vào bên trong không gian hạn chế khi giấy phép làm việc bên trong không gian hạn chế được chấp thuận và phê duyệt bởi người cấp phép;
  • Người giám sát phải đảm bảo hoàn thành việc đánh giá rủi ro và thực thi đầy đủ các biện pháp kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người làm bên trong không gian hạn chế trước khi đề nghị cấp giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế;
  • Trách nhiệm người giám sát phải đảm bảo tất cả những người làm việc trong không gian hạn chế hiểu rõ các mối nguy và biện pháp an toàn khi làm việc bên trong không gian hạn chế và ký xác nhận vào trong phiếu phân tích an toàn (JSA) trước khi thực hiện công việc;
  • Phải tiến hành thông gió không gian hạn chế cho dù các thông số đo kiểm không khí trong không gian hạn chế nằm trong khoảng cho phép;
  • Lối vào không gian hạn chế phải gắn biển cảnh báo khu vực nguy hiểm và rào chắn nhằm ngăn chặn người không có nhiệm vụ liên quan vào bên trong không gian hạn chế;
  • Vật tư, dụng cụ trong không gian hạn chế phải được sắp xếp gọn gàng, chiếu sáng đầy đủ, thông gió phù hợp cho người vào làm việc bên trong không gian hạn chế;
  • Người giám sát phải đảm bảo đội ứng cứu hộ cứu nạn sẵn sàng khí có người làm việc trong không gian hạn chế;
  • Người lao động, người cứu hộ phải đảm bảo sử dụng đầy đủ các phương tiện, dụng cụ cần thiết cho công việc;
  1. Quy Định Đào Tạo

  • Tất cả những người liên quan đến công việc hoặc làm việc trong không gian hạn chế phải được huấn luyện an toàn không gian hạn chế định kỳ hàng năm. Ngoài ra, người cứu hộ, người đo kiểm phải tham gia lớp nghiệp vụ liên quan đến nhiệm vụ của mình
  • Người giám sát, người cấp phép, người cứu hộ, người đo kiểm khí, người canh gác, người làm việc trong không gian hạn chế phải tham dự sát hạch kiến thức an toàn không gian hạn chế định kỳ hàng quý;
  • Tất cả những người liên quan đến làm việc trong không gian hạn chế phải thường xuyên diễn tập tình huống cứu hô cứu nạn định kỳ ít nhất 1 lần trong năm
  1. Quy Định Bảo Hộ Lao Động

  • Người giám sát phải đảm bảo trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ, dụng cụ cần thiết cho người làm việc bên trong không gian hạn chế. Phương tiện bảo hộ cho người làm việc trong không gian hạn chế có thể bao gồm: áo quần bảo hộ, nón bảo hộ, giầy bảo hộ, găng tay, mắt hạn chếh, nút chống ồn, dây đai an toàn, mặt nạ lọc độc, bình dưỡng khí…
  • Người làm việc trong không gian hạn chế có trách nhiệm kiểm tra, bảo quản và sử dụng đầy đủ các loại bảo hộ đã được cấp phát;
  • Người lao động bắt buộc phải sử dụng mặt nạ lọc độc khi làm các công việc liên quan dung môi cho dù đã áp dụng biện pháp thông gió (1915.35(a)(1)(ii))
  1. Quy Định Phương Tiện Cứu Hộ

  • Người giám sát phải đảm bảo trang bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ cần thiết cho người làm công tác cứu nạn cứu hộ.  Dụng cụ cứu hộ có thể bao gồm: đèn pin, bộ đàm, dây cứu sinh, dây đai an toàn, khung cứu hộ (tripod), bình chữa cháy, bình dưỡng khí…
  • Người làm công tác cứu hộ có trách nhiệm kiểm tra, bảo quản và sử dụng đầy đủ các phương tiện, dụng cụ phục vụ cho công tác cứu hộ trước khi thực hiện công việc cứu hộ;
  1. Yêu Cầu Chất Lượng Không Khí

    • Lượng oxy trong không khí chiếm từ 19,5% đến 22% tính theo thể tích.
    • Hàm lượng khí dễ cháy phải ít hơn 10% của giới hạn nổ dưới (Lower Explosive Limit) của khí dễ cháy.
    • Hàm lượng khí CO trong không khí trong không gian hạn chế không được vượt quá ngưỡng tiếp xúc (25ppm).
    • Hàm lượng khí H2S trong không khí trong không gian hạn chế không được vượt quá ngưỡng tiếp xúc (10ppm).
    • Hàm lượng của từng chất độc hại trong không khí trong không gian hạn chế không được vượt quá ngưỡng tiếp xúc cho phép.
  1. Phương Pháp Thông Gió

    • Áp dụng phương pháp thông gió cục bộ hoặc trang bị bình dưỡng khí cho các công việc hàn tạo ra nguồn khi độc (29 CFR 1910.252 and 29 CFR 1926.353);
    • Áp dụng phương pháp thông gió cục bộ cho các công việc tạo ra nguồn khi độc (hàn, sơn, dung môi…). Tốc độ thông gió đảm bảo lớn hơn 0,5m/s tại mỗi nguồn phát sinh (29 CFR 1910.252);
    • Áp dụng phương pháp thông gió toàn phần khi môi trường thiếu dưỡng khí và lưu lượng thông gió phải đảm bảo 20 lần thể tích không gian hạn chế trong giờ (20 ACH);
    • Bắt buộc sử dụng phương pháp áp âm khi thông gió khi nặng. Ống hút phải đặt sát đáy, ống thổi đặt phía trên miệng không gian hạn chế;
    • Bắt buộc sử dụng phương pháp áp dương khi thông gió khi nhẹ. Ống thổi phải đặt sát đáy, ống hút đặt phía trên miệng không gian hạn chế;
  1. Kiểm Soát Nguồn Nhiệt

    • Không sử dụng điện thoại, đeo đồ hồ khi làm việc trong không gian hạn chế
    • Không hút thuốc lá, bật lửa hoặc sử dụng vật liệu có khả năng tạo ra tia lửa
    • Các thiết bị điện sử dụng trong không gian phải là loại chống cháy nổ và được nối đất;
    • Quạt thông gió và các đường ống hút, đầy phải là loại chống cháy nổ và chống tĩnh điện;
    • Phải có biện pháp phòng chống tĩnh điện cho các dụng cụ, thiết bị trong không gian hạn chế
    • Cánh quạt, đường ống hút sử dụng trong không gian hạn chế không được làm bằng sắt (tạo tia lửa khi va chạm);
    • Dây điện trong tình trạng tốt, không bi trầy xước, không  mối nối, không cuộn dây và không gây quá tải dường dây;
    • Chỉ sử dụng các dụng cụ làm bằng vật liệu không tạo tia lửa khi va chạm (non-spark tools, bucket…). Các bộ phận kim loại phải được bọc cách ly.
  2. Các Hành Vi  Nghiêm Cấm

    • Không tiến hành calib thiết bị đo trước khi đo;
    • Đưa các chai oxy, khí cháy vào bên trong không gian hạn chế;
  1. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

  1. Bộ Phận HSE

    • Trưởng bộ phận HSE (HSE manager) có trách nhiệm huấn luyện mọi người liên quan đến làm việc bên trong không gian hạn chế hiểu rõ về quy định và giám sát việc tuân thủ quy định này;
    • Trưởng bộ phận HSE có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các biện pháp toàn được đề ra trong đánh giá rủi ro và đề xuất các giải pháp an toàn (nếu có), xác nhận trong giấy phép làm việc trong không gian hạn chế;
    • Giám sát HSE công trường có trách nhiệm kiểm tra an toàn làm việc trong không gian hạn chế tại công trường. Giám sát HSE nhà máy, An toàn viên có trách nhiệm kiểm tra an toàn làm việc trong không gian hạn chế tại nhà máy. Khi phát hiện vi phạm quy định có quyền ngừng công việc và đề xuất xử lý kỷ luật các trường hợp vị phạm;
    • Bộ phận HSE có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các biện pháp an toàn đã đề ra  và nhắc nhở khi phát hiện những vi phạm có thể dẫn đến mất an toàn. Trong trường hợp vi phạm các quy định an toàn có thể dẫn đến tai nạn, sự cố thì được quyền lập biên bản và đình chỉ công việc để thực hiện đủ, đúng các biện pháp an toàn.
  2. Người Giám Sát.

    • Tiến hành đánh giá rủi ro và thực hiện các biện pháp an toàn cho những người làm việc bên trong không gian hạn chế;
    • Đề nghị cấp giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế. Tổ chức họp ngắn về các mối nguy liên quan công việc được thực hiện bên trong không gian hạn chế;
  3. Người Đo Kiểm Khí

    • Sử dụng phương tiện đo theo đúng quy định của Luật Đo lường.
    • Bảo dưỡng thiết bị đo, hiệu chỉnh (calib) thiết bị đo để đảm bảo tính chính xác của thiết bị.
    • Thực hiện việc đo kiểm khí trong không gian hạn chế theo đúng yêu cầu đo và tần suất nêu trong đánh giá rủi ro;
    • Ghi rõ thời gian, kết quả và ký xác nhận kết quả đo, kiểm tra khí bên trong không gian hạn chế vào phiếu ghi kết quả đo khí và thông báo kết quả đo khí cho người cấp phép và người giám sát;
    • Báo cáo với người chịu trách nhiệm tại cơ sở nếu phát hiện kết quả đo khí không nằm trong giới hạn an toàn hoặc có nguy cơ, xu hướng vượt ra khỏi giới hạn an toàn.
  4. Người Cấp Phép

    • Giám sát việc thực hiện quy định về giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế.
    • Kiểm tra thực tế hiện trường về các biện pháp an toàn đang được áp dụng. Đối chiếu với các quy định an toàn, quy trình an toàn, tiêu chuẩn liên quan để cấp giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế;
  5. Người Canh Gác

    • Có mặt thường xuyên gần vị trí ra vào không gian hạn chế để kiểm soát người vào, ra; ghi nhận các thông tin cá nhân và thời gian vào, ra không gian hạn chế.
    • Ngăn chặn, không cho những người không được phép, không có trách nhiệm vào bên trong không gian hạn chế.
    • Duy trì liên lạc thường xuyên với những người làm việc bên trong không gian hạn chế và hỗ trợ, ứng cứu khi cần thiết.
    • Thông báo cho đội cứu hộ trong trường hợp tình huống nguy hiểm, khẩn cấp xảy ra.
  6. Người Làm Trong Không Gian Hạn Chế

    • Tuân thủ các quy định này và các quy định khác khi thực hiện công việc liên quan không gian hạn chế
    • Tuân thủ sự điều hành của người giám sát, tuân thủ hướng dẫn của người canh gác không gian hạn chế.
    • Thông báo cho người canh gác, người giám sát, chỉ huy và những người khác có trách nhiệm nếu phát hiện các mối nguy, yếu tố nguy hiểm, rủi ro tiềm ẩn hoặc phát sinh mới trong khi làm việc trong không gian hạn chế.
 
 

Click ⇒ xem thêm:

  1. Các khóa an toàn
  2. Chuyên đề an toàn
  3. Các khóa học HSE
  4. Tư vấn an toàn công trường
  5. Tư vấn quản lý HSE nhà máy
Bài viết khác
  Bộ luật số: 45/2019/QH14  (18.09.2021)
  LUẬT SỐ: 84/2015/QH13  (28.05.2019)
  LUẬT SỐ: 06/2007/QH12  (05.06.2019)
  LUẬT SỐ: 50/2014/QH13  (05.06.2019)

QUY ĐỊNH LÀM VIỆC TRONG KHÔNG GIAN HẠN CHẾ

Để lại tin nhắn Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0946827465