Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo

QUY ĐỊNH AN TOÀN ĐIỆN - THAM KHẢO

Ngày đăng : 31/01/2020 - 4:21 PM

QUY ĐỊNH AN TOÀN ĐIỆN

  1. MỤC ĐÍCH

Nhằm hướng dẫn tất cả nhân viên và nhà thầu Central HSE thực hiện an toàn điện, ngăn ngừa các tai nạn điện, hỏa hoạn

  1. PHẠM VI ÁP DỤNG

Quy định này áp dụng cho tất cả nhân viên công ty Central HSE, nhà thầu khi thực hiện các công việc liên quan đến diện tại nhà máy hoặc tại các dự án dưới sự kiểm soát của công ty Central HSE.

  1. ĐỊNH NGHĨA

  • Thao tác điện bao gồm các công việc sau:
    • Lắp đặt, sửa chữa thiết bị điện, tủ điện
    • Thi công, sửa chữa, đấu nối đường điện, tủ điện
  • An toàn điện là công việc kiểm tra như sau:
    • Kiểm tra bảo hộ lao động
    • Kiểm tra an toàn thiết bị điện
    • Kiểm tra việc lắp đặt thiết bị điện
    • Kiểm tra vật tư điện (dây điện, phích cắm, cầu dao…)
    • Kiểm tra việc huấn luyện an toàn điện người vận hành
  1. TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. NỘI DUNG

  1. Quy Định Chung

  • Người được phép thao tác điện là những người có chuyên môn về điện và bằng cấp phù hợp với công việc đang thực hiện. Ngoài ra, người thao tác điện phải tham gia khóa huấn luyện an toàn điện và được cấp thẻ an toàn điện theo quy định;
  • Người thao tác điện phải tham gia huấn luyện an toàn điện định kỳ ít nhất mỗi năm 01 lần, Ngoài ra, người vận hành phải hoàn thành bài kiểm tra an toàn điện trước khi được phép thao tác điện;
  • Người làm việc với điện phải kiểm tra sức khỏe trước khi tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ và đảm bảo đủ sức khỏe làm việc theo quy định pháp luật;
  • Người làm việc với điện phải sử dụng đúng dụng cụ và mang đầy đủ các trang bị bảo hộ phù hợp công việc sẽ thực hiện.
  • Người làm việc với điện phải thực hiện đánh giá rủi ro, áp dụng quy trình giấy phép khi thực hiện công việc thi công, sửa chữa đường điện, thiết bị điện không thường xuyên.
  • Chỉ được phép tiến hành công việc khi đã thực hiện đủ và đúng các biện pháp an toàn đã đề ra trong đánh giá rủi ro và giấy phép đã được phê duyệt
  • Khi bị dừng công việc do vi phạm các biện pháp an toàn đã đề ra trong đánh giá rủi ro hoặc có yêu cầu từ Giám đốc an toàn của công ty Central HSE, người hoặc tổ chức vi phạm phải ngay lập tức thực hiện đủ, đúng các biện pháp an toàn đã đề ra hoặc được yêu cầu. Chỉ được tiếp tục tiến hành công việc sau khi đã làm đủ, đúng các quy định về an toàn và được Giám đốc an toàn chấp thuận.
  • Ngừng công việc thi công, sửa chữa ngoài trời khi trời chuẩn bị chuyển mưa hoặc khi trời có gió lớn
  1. Quy Định Vật Tư, Thiết Bị Điện

  • Các vật tư, thiết bị điện trước khi đưa vào sử dụng tại nhà máy, công trường phải được kiểm tra an toàn theo Phiếu kiểm tra an toàn và ngoại quan của thiết bị.
  • Các thiết bị điện sử dụng tại công trường phải được dán tem an toàn “ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG” khi các tiêu chí kiểm tra đều đạt. Không được phép sử dụng vật tư, thiết bị điện chưa được dán tem hoặc thời hạn của tem hết hiệu lực.
  • Thiết bị điện sử dụng phải có chất lượng tốt, không sử dụng các thiết bị điện không đạt yêu cầu kỹ thuật. Người phát hiện thiết bị điện không đảm bảo chất lượng phải thông báo ngay cho trưởng bộ phận hoặc BP HSE được biết.
  • Thiết bị điện cầm tay phải là loại có 02 lớp cách điện. Thiết bị cầm tay sử dụng tại các khu vực nguy hiểm như làm trên cao, không gian kín phải sử dụng loại có công tắt tự ngừng.
  • Tủ điện phải đảm bảo đủ kín nhằm tránh nước mưa, bụi, côn trùng chui vào, phải có mặt nạ (tủ 02 lớp) nhằm ngăn ngừa chạm tay vào điện do sơ ý. Tủ điện động lực, tủ có chứa các thiết bị biến tần phải có quạt giải nhiệt. Tủ điện công trường phải có nút dừng khẩn cấp.
  • Các thiết bị điện đặt ngoài trời, khu vực ẩm ướt phải có thông số kỹ thuật IP từ 65 trở lên. Các thiết bị lắp đặt trong khu vực có nguy cơ cháy nổ phải là loại chống cháy nổ.
  • Vật tư, thiết bị điện được chuẩn hóa như sau:
    • cáp điện phải thuộc các nhà sản xuất như: Cadivi, Cadisun, Taya,
    • khởi động từ thuộc các nhà sản xuất như: Schneider, mítushibi
    • phích cắm, ổ cắm công nghiệp thuộc các nhà sản xuất như: Panasonic, schneider
    • thiết bị đóng ngắt điện (MCB, CB) phải thuộc các nhà sản xuất: Eaton, Siemens, Schneider, Panasonic, Mitsubishi
  1. Quy Định An Toàn Lắp Đặt Điện

  • Chỉ được phép làm việc với điện khi người, dụng cụ, thiết bị và khu vực thi công khô ráo
  • Đại diện giám sát là người phải thực hiện đánh giá rủi ro, xin cấp phép cho các công việc không được thực hiện thường xuyên và được sự chấp thuận của lãnh đạo công ty hoặc giám đốc dự án. NGOÀI TRỪ MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP XÉT THẤY KHÔNG NGUY HIỂM DO GIÁM ĐỐC AN TOÀN THÔNG QUA.
  • Khi làm việc với điện phải đảm bảo có ít nhất 2 người cùng một tổ. Một người thực hiện công việc, người còn lại theo dõi, kiểm tra và là người lãnh đạo chỉ huy toàn bộ công việc.
  • Trước khi làm việc với điện phải đảm bảo khu vực thi công hoặc thiết bị điện đã được ngắt điện. Các thiết bị đóng ngắt điện (CB, MCB, ACB) vừa ngắt phải được cô lập (LOTO) và treo biển báo đang sửa chữa tại tủ điện. Trước khi đóng điện phải chắc chắn rằng những người làm việc khác đã rời khỏi mạch điện.
  • Khi phải sửa chữa thiết bị điện có mang điện nhưng vì lý do kỹ thuật hoặc do nhu cầu khác mà không thể cắt điện thì người giám sát phải thuyết trình phương án an toàn và phải được chấp thuận của Giám đốc an toàn, lãnh đạo công ty và lãnh đạo của đơn vị chủ quản.
  • Cáp cấp nguồn cho các thiết bị di động phải là loại cáp có 02 lớp cách điện. Cáp điện ngoài trời phải có những loại cáp chịu tác động mưa nắng và có cáp cộng lực đi kèm.
  • Cáp cấp nguồn phải đặt trong ống bảo vệ cáp điện, hộp sắt (trunking)... phù hợp với từng khu vực. Cáp cấp nguồn phải được lắp đặt trên cao. Trường hợp bắt buộc phải đi ngang qua sàn nhà thì phải đặt trong nẹp chịu được va chạm cơ học hoặc đặt âm sàn.
  • Không được phép luồn cáp cấp nguồn từ phí trên tủ điện. Không được cấp nguồn từ phía trên thiết bị đóng ngắt (MCB, VB) ngoài trừ trường hợp cầu nguồn điện, nhưng phải tính đến khả năng chịu tại của tiếp điểm.
  • Việc đấu nối cáp có tiết diện lớn hơn 10mm2 vào MCB, MCCB, thanh cái phải sử dụng đầu cos và đảm bảo tình trạng cos ăn khớp.
  • Đảm bảo lựa chọn thiết bị đóng ngắt (MCB, CB phải có dòng định mức lớn 125 -140%  dòng điện tải lớn nhất và không quá 85% dòng chịu dòng điện cho phép lớn nhất của dây dẫn điện (được cho bởi nhà sản xuất);
  • Phải đảm bảo khoảng cách an toàn đến đường điện trong quá trình thi công, sửa chữa điện như sau:
    • khoảng cách 2 mét đến đường dây, trạm điện trung thế 15 kV
    • khoảng cách 4 mét đến đường dây, trạm điện trung thế 110 kV
    • khoảng cách 6 mét đến đường dây, trạm điện trung thế 220 kV
    • khoảng cách 8 mét đến đường dây, trạm điện trung thế 500 kV
  1. Quy Định An Toàn Thiết Bị Điện

  • Các thiết bị trước khi vận hành phải kiểm tra nhanh an toàn điện (điện có bị rò rỉ ra vỏ máy hay không?). Nếu phát hiện hay nghi ngờ có sự rò rỉ điện phải lập tức ngắt điện ngay và báo cho người có trách nhiệm kiểm tra sửa chữa.
  • Võ kim loại của các thiết bị điện phải được tiếp đất hoặc tiếp không. Tiếp đất bằng dây dẫn, màu xanh lá có sọc vàng với đường kính dây nối đất không nhỏ hơn 0.5 lần đường kính dây pha đối với dây pha có tiết diện lớn 35mm, 16mm đối với dây pha 16mm đến 35mm, bằng dây pha cho các trường hợ còn lại (tham khảo QCVN 12: 2014/BXD ). Dây nối trung có đường kính áp dụng tương tự dây nối đất. Điện trở tiếp đất phải được kiểm tra định kỳ 06 tháng và có trị số điện trở đất < 4Ohm.
  • Phải sử dụng thiết bị bảo vệ chống giật điện (RCD) khi cấp nguồn cho các thiết bị di động. Cáp cấp nguồn cho các thiết bị di động phải là loại cáp có 02 lớp cách điện.
  • Không sử dụng các thiết bị đóng ngắt (CB, MCB) kiểu MO (magnetic only breaker) để bảo vệ ngắn mạch cho các thiết bị không phải là động cơ.
  • Tủ điện phải có thông tin người quản lý, có sơ đồ điện, có cảnh báo khu vực nguy hiểm. Khi lắp đặt tủ điện ngoài trời phải đảm bảo có mái che nắng mưa tủ điện và tránh chiếu sáng trực tiếp,
  • Tủ điện phải được lắp thảm cách điện phía trước, đánh dấu khu vực cấm để hàng hóa và được khóa cẩn thận và chìa khóa phải đặt ngay bên cạnh tủ điện (phòng tình huống khẩn). Tủ điện tại công trường phải được rào chắn.
  • Trạm biến áp phải có tường, rào bao quanh (cả ngay trạm trong phòng), biển cảnh báo khu vực nguy hiểm. Không vào trạm khi trạm chưa ngắt điện hoặc khi chưa được trang bị bảo hộ phòng hồ quang điện.
  1. Quy Định An Toàn Nguồn Điện

  • Nghiêm túc thực hiện tiết kiệm năng lượng điện. tắt thiết bị điện khi không có nhu cầu sử dụng. Việc sử dụng nguồn điện phải đúng mục đích.
  • Phích cắm để cấp nguồn thiết bị phải là phích cắm công nghiệp hoặc phích cắm đi kèm theo thiết bị. Luôn đảm bảo phích cắm, cáp điện, nguồn điện được kết nối chắn chắn (không phát sinh nhiệt)
  • Các nguồn điện và thiết bị điện phải thể hiện rõ công suất và người dùng đảm bảo thiết bị đang sử dụng sẽ không gây quá tải nguồn điện.
  • Cáp cấp nguồn cho các thiết bị di động phải là loại cáp có 02 lớp cách điện. Cáp cấp nguồn tạm dạng cuộn phải được trải thẳng khi mang tải và đảm bảo không gây vấp ngã cho người qua lại.
  • Cáp nguồn tạm phải được treo trên 2,5m tại những nơi sản xuất và treo cao trên 5m tại những nơi có phương tiện giao thông qua lại.
  • Khi kéo nguồn điện tạm phải có sự chấp thuận của Trưởng BP Cơ Điện và vị trí kết nối nguồn phải được chỉ định bởi nhân viên quản lý hệ thống điện. Tuyệt đối không được kéo nguồn băng qua môi trường nước, khu vực chứa chất cháy, hàng rào kẽm gai, những nơi có nguy cơ gây rò điện.
  1. Quy Định Chế Dộ Kiểm Tra

  • Tất cả thiết bị điện trên tại công trường và tại nhà máy phải tiến hành kiểm tra an toàn điện định kỳ theo checklist an toàn điện tại công trường và checklist an toàn điện tại nhà máy;
  • Định kỳ hàng quý tiến hành kiểm tra các điểm nối của dây tiếp đất (tham khảo TCVN 7447-5-54-2005). Kiểm tra tính năng bảo vệ rò điện của các RCB (kiểm tra nút cơ và giả lập chạm đất).
  • Định kỳ (06 tháng) tiến hành kiểm tra cách điện giữa các pha với nhau, giữa pha và vỏ, kiểm tra tình trạng lão hóa của lớp cách điện dây dẫn, tiến hành cân pha (nếu xét thấy cần thiết).
  • Định kỳ hàng năm tiến hành kiểm tra diện trở đất của cực nối đất (tham khảo TCVN 4756 - 1989).
  • Lập hồ sơ theo dõi các CB, RCB, MCCB, … và tiến hành thay thế các CB, RCB, MCCB có thời gian sử dụng khá lâu (5-7 năm)
  • Lưu hồ sơ cho các công việc kiểm tra định kỳ
  1. Các Hành Vi  Nghiêm Cấm

  • Sử dụng thiết bị điện, vật tư điện chưa được kiểm tra an toàn điện.
  • Tự ý câu móc điện, sử dụng điện, tháo lắp điện khi chưa có sự chấp thuận của BP bảo trì điện. Cắm trực tiếp đầu dây dẫn điện (không có phích cắm) vào ổ cắm điện.
  • Để hàng hóa, vật tư, vật dụng, dụng cụ sửa chữa... trong tủ điện, xung quanh tủ điện. Sau khi thi công, sữa chữa phải thu xếp gọn gàng sau mỗi lần thi công, sữa chữa...
  • Giao công việc lắp đặt, sửa chữa, bảo trì điện cho những người không có trình độ chuyên môn phù hợp, chưa được huấn luyện ATVSLĐ theo quy định và nắm rõ những công việc sẽ phải làm.
  1. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

  1. Bộ phận HSE

    • Trưởng bộ phận HSE (HSE manager) có trách nhiệm huấn luyện mọi người liên quan đến sử dụng điện hiểu rõ về quy định và giám sát việc tuân thủ quy định này;
    • Giám sát HSE công trường có trách nhiệm kiểm tra an toàn thiết bị điện khi vào công trường. Giám sát HSE nhà máy, An toàn viên có trách nhiệm kiểm tra an toàn điện tại nhà máy;
    • Bộ phận HSE có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các biện pháp an toàn đã đề ra trong đánh giá rủi ro và nhắc nhở khi phát hiện những vi phạm có thể dẫn đến mất an toàn. Trong trường hợp vi phạm các biện pháp an toàn có thể dẫn đến tai nạn, sự cố thì được quyền lập biên bản và đình chỉ công việc để thực hiện đủ, đúng các biện pháp an toàn.
  2. Phụ Trách Khu Vực

    • Giám đốc dự án, giám sát kỹ thuật, Đội trưởng tổ đội, Quản đốc có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc mọi người tuân thủ quy định và xử lý nghiêm các trường họp vi phạm qjuy định này;
  3. Bộ phận Bảo Trì

    • Bộ phận bảo trì có trách nhiệm phối hợp bộ phận HSE tiến hành kiểm tra an toàn điện theo phiếu kiểm tra an toàn định kỳ đính kèm;
    • Bộ phận bảo trì có trách nhiệm sửa chữa trong thòi gian sớm nhất khi phát hiện hư hỏng trong quá trình kiểm tra hoặc yêu cầu sữa chữa từ người vận hành;
  4. Người Vận Hành

    • Tham gia các khóa huấn luyện an toàn điện định kỳ;
    • Ngừng công việc khi phát hiện các điều kiện mất an toàn điện;
    • Kiểm tra an toàn điện trước khí thực hiện công việc liên quan đến điện.
  5. Người liên Quan

    • Các bộ phận liên quan có trách nhiêm thông báo đến toàn thể CBCNV, nhà thầu đọc kỹ, hiểu và ký cam kết thực hiệm nghiêm quy định này trước khi thực hiện bất kỳ thao tác nào liên quan đến điện.
    • Tất cả nhân viên công ty và nhà thầu có trách nhiệm lập tức ngăn chặn và báo cáo với cấp có thẩm quyền để kịp thời xử lý khi phát hiện cá nhân hoặc tổ chức vi phạm quy định này hoặc khi phát hiện các hư hỏng thiết bị điện, tủ điện, rò điện..
 
 

Click ⇒ xem thêm:

  1. Các khóa an toàn
  2. Chuyên đề an toàn
  3. Các khóa học HSE
  4. Tư vấn an toàn công trường
  5. Tư vấn quản lý HSE nhà máy
Bài viết khác
  Bộ luật số: 45/2019/QH14  (18.09.2021)
  LUẬT SỐ: 84/2015/QH13  (28.05.2019)
  LUẬT SỐ: 06/2007/QH12  (05.06.2019)
  LUẬT SỐ: 50/2014/QH13  (05.06.2019)

QUY ĐỊNH AN TOÀN ĐIỆN - THAM KHẢO

Để lại tin nhắn Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0946827465